0911.21.2468
Xem thêm

Chuyên mục: mon ngon ngay tet

Cách làm bánh trung thu bằng Thạch rau câu

Cách làm bánh trung thu bằng Thạch rau câu- Vẫn trên nền chiếc bánh trung thu truyền thống, bánh trung thu rau câu như một khúc biến tấu sắc màu, sáng tạo và độc đáo, chắc chắn sẽ làm nhiều người phải trầm trồ, thích thú. Vỏ bánh được làm từ loại thạch rau cầu mềm, mát lạnh, vốn được nhiều người ưa thích, có sắc màu nổi bật và những tạo hình khá bắt mắt.

Nguyên liệu:

1. Nguyên liệu làm lớp vỏ bánh màu hồng

- 40g đường, 15g bột thạch
- 100ml nước cốt dừa, 250ml nước
- 60g mứt dâu (hoặc bạn chọn loại mứt ướt yêu thích khác)

2. Nguyên liệu làm lớp nhân bánh màu trắng

- 50g đường, 8g bột thạch, một vài hạt muối
- 100ml nước cốt dừa, 200ml nước
- Vài lá dứa (loại lá dứa thường cho vào bánh, chè,... cho thơm)

3. Nguyên liệu làm trứng muối giả màu cam
- 40g đường, 5g bột thạch, vài hạt muối
- 1 củ cà rốt nhỏ
- 100ml nước cốt dừa và 100ml nước

Cách làm:

- Cà rốt rửa sạch, thái nhỏ, luộc chín với 100ml nước rồi cho cả nước và cái vào máy xay nhuyễn. Cho đường, muối vào khuấy đều với nước cà rốt, đun sôi cho đường tan đều, đổ thêm nước cốt dừa vào chờ sôi thì tắt bếp chờ cho nguội bớt mới đổ 5g bột thạch vào khuấy đều. Đổ hỗn hợp vào khuôn đá tròn để tạo đông thạch hình tròn như lòng đỏ trứng muối. Nếu không có loại khuôn này thì bạn tạm thời đổ thạch vào khuôn nửa hình tròn (phổ biến hơn) rồi khi cần ta sẽ ghép hai nửa lại thành hình cầu.
- Thả lá dứa vào 200ml nước đun sôi lấy hương thơm, bỏ lá đi và cho 50g đường và chút muối vào khuấy đều, cho nước cốt dừa vào chờ sôi thì tắt bếp và chờ cho nguội bớt mới cho 8g bột thạch vào khuấy đều.
- Đổ thạch trắng vào khuôn bánh, thả nhân trứng muối giả vào giữa, có thể dùng que đặt lại cho chính xác ở giữa.
- Nếu làm giả bánh dẻo màu trắng truyền thống, bạn chỉ cần đổ thạch trắng tới 1/3 khuôn cho bánh mỏng hơn. Khi thạch đông thì úp bánh trở ngược ra khỏi khuôn là được.
- Nếu làm giả bánh nướng, bạn cần lớp vỏ bằng thạch màu. Đun sôi 250ml nước, cho 40g đường vào khuấy cho tan đường, cho 100ml nước cốt dừa vào chờ sôi trở lại rồi tắt bếp ngay, cho 60g mứt vào tiếp tục khuấy đều. Nếu bạn không còn sẵn hỗn hợp thạch trắng thì trước khi đổ mứt vào, bạn cần rót riêng ra một chút để pha với chút xíu bột thạch, để riêng ra, phần còn lạ mới hoà mứt vào.
- Chờ nước mứt nguội bớt thì lọc qua rây cho đỡ cặn rồi cho 15g bột thạch vào khuấy tan. Đổ thạch vào khuôn bánh ngập 1/4 khuôn. Nếu thích hoa văn bánh có hai màu thì bạn chỉ đổ thạch hồng vào một phần hoa văn, phần còn lại chờ thạch hồng gần đông thì sẽ đổ thêm thạch khác màu vào. Khi thạch đông thì dùng xiên tre rạch nhẹ trên bề mặt thạch lớp thạch để lần thạch đổ lần sau dễ bám dính.
- Đổ chút thạch trắng mà bạn đã để riêng ở bước 3, rồi bạn dùng chính chiếc bánh dẻo giả đã tạo được ở bước 2 cho vào giữa khuôn, chờ thạch khá đông thì rạch nhẹ vài đường trên nền thạch trắng. Đổ nốt phần thạch hồng cho đầy khuôn bánh.

(Theo Yeutretho)
>> Nhà hàng thế giới nghiêng 23 độ 5

Cách làm giò xào không cần gói

Bạn thích giò xào nhưng ngại "lích kích" với lá chuối (hoặc lá dong), với mấy thanh tre, lại phải cố sức ép chặt. Hãy thử một cách làm cực đơn giản mà giò vẫn rất ngon, sau đây Dịch vụ nấu cỗ tại nhà chia sẻ với các bạn cách làm giò không cần gói cho ngày tết
Giò xào là một món ăn không thể thiếu trong dịp Tết của nhiều gia đình người Việt. Nó đặc biệt thích hợp cho mâm cỗ miền Bắc, nơi thường đón Tết trong không khí lạnh, dễ bảo quản món ăn này. Tuy nhiên, người dân miền Nam vẫn có thể làm giò xào và bảo quản bằng cách cho vào ngăn mát tủ lạnh.
Cách làm giò xào truyền thống là gói bằng lá chuối hoặc lá dong, sau đó dùng hai thanh tre cứng nẹp vào hai bên ép chặt cho chảy bớt mỡ. Khi cắt ra, miếng giò mới “chặt” và quyện mùi thơm của lá, vô cùng hấp dẫn. Tuy nhiên, nếu không có thời gian và yếu tay, bạn khó mà làm thành công món ăn này.
Có một cách "gói" giò xào đơn giản hơn rất nhiều, không cần đến lá và thanh tre, chỉ cần có một cái ống tròn với đường kính khoảng 10 - 12 cm.
Cách làm giò xào không cần gói

Nguyên liệu:
Thịt chân giò lợn: 500 gr; Thịt thủ lợn: 400 gr; Tai lợn: hai cái; Lưỡi lợn: hai cái; Mộc nhĩ, nấm hương; Hạt tiêu sọ, nước mắm ngon, mì chính; Một đoạn ống để làm khuôn.
Cách làm:
Thịt chân giò rửa sạch, để ráo nước. Thịt thủ, tai, lưỡi làm sạch, rửa qua bằng giấm ăn để khử mùi hôi và làm tăng độ giòn. Mộc nhĩ, nấm hương nhặt chân, rửa sạch, ngâm nở rồi vớt ra để ráo. Bạn cần chuẩn bị trước một đoạn ống dài 30 - 35 cm, đường kính 10 - 12 cm, có thể tận dụng vỏ chai nước khoáng, cô la loại lớn để làm khuôn.
Thịt chân giò, thịt thủ, tai, lưỡi lợn thái miếng dày vừa phải, rộng thớ rồi trộn đều vào nhau. Mộc nhĩ, nấm hương thái sơ. Đặt nồi lên bếp, bỏ thịt vào xào. Nêm nước mắm, mì chính vừa miệng. Khi thấy thịt vừa chín, bỏ tiếp mộc nhĩ, nấm hương vào xào lẫn. Đến khi thịt dậy mùi thơm, sém cạnh và có mỡ chảy ra thì nhắc xuống, rắc đều hạt tiêu vào. Chờ ít phút cho thịt nguội bớt mới bắt đầu nhồi vào ống (để tránh giò bị nồng).
Lót một túi nylon sạch vào bên trong ống. Múc giò đã xào kỹ vào, cứ được một đoạn ngắn lại lèn chặt xuống bằng muỗng hoặc chày giã (loại bằng i nốc) cho đến hết. Sau đó, buộc chặt đầu trên của túi nilon và úp ngược ống xuống. Để như thế trong khoảng 4 đến 5 tiếng cho giò nguội. Sau đó, nắm vào đầu túi nilon rút giò ra khỏi ống để vào tủ lạnh dùng dần.
Yêu cầu thành phẩm: Giò khi cắt ra phải liên kết chặt vào nhau, mặt cắt mịn. Khi ăn cảm nhận được mùi vị thơm ngon, vừa miệng và đặc biệt là độ giòn của miếng giò. Món giò xào có thể dùng làm đồ nhậu hay ăn với cơm đều thích hợp.
Nguồn ST
Các món ngon dễ làm
 
Dịch vụ nấu cỗ tại nhà | Đặt cỗ tại nhà ở hà nội | Nấu cỗ tại nhà ở hà nội| nấu cỗ cưới ở hà nội \\\ TIỆC HƯNG THỊNH | Đặt tiệc tại nhà Call Hotline: 0911 21 2468

Copyright© Nhà hàng Hưng Thịnh - Hotline: 0911 21 2468 - Email: tiechungthinh@gmail.com | ADD: Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
 Gọi đặt cỗ: 0911 21 2468