0911.21.2468
Xem thêm

Chuyên mục: mon ngon dai tiec

Công thức làm món cá rô phi nướng riềng mẻ tại nhà

Sau thịt lợn và thịt gà thì cá là thực phẩm được sử dụng phổ biến nhiều nhất thứ 3 ở Việt Nam cũng như trên toàn thế giới. Cá chứa nhiều protein, dha, vitamin, khoáng chất cùng nhiều tác dụng như giảm nồng độ cholesterol trong cơ thể, giảm viêm nhiễm đau khớp, giảm nguy cơ ung thư và tốt cho trí lão cùng hàng loạt tác dụng khác…
Từ cá chúng ta cũng chế biến được thành nhiều món ăn như cá hấp bia, cá chiên, cá xào nấm, cá om dưa. Rất đa dạng đúng không mọi người, và nay nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ chia sẻ công thức làm món cá nướng riềng mẻ, một trong những món ăn ngon nhất từ cá.
Ảnh: Món cá nướng riềng mẻ
A.Nguyên liệu chuẩn bị
Cá: Cá rô phi 1kg – 1,5kg
Sả: 3 cây
Hành khô: 2 củ
Ớt hiểm: 1 quả
Các gia vị nêm nếm thường dùng: dầu ăn, dầu hào, nước mắm, mì chính, bột canh, đường
Riềng xay: 200g
Mẻ: 100ml
Nước mắm ngon: 1 thìa canh
Bột nghệ: 2 thìa cà phê
Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
B. Sơ chế nguyên liệu
- Cá rô phi lê rửa sạch, bạn dùng khăn thấm khô rồi cắt thành các miếng vừa ăn. Lưu ý, làm món cá nướng thì không nên cắt nhỏ quá, khi nướng sẽ tốn nhiều thời gian.
- Cho cá đã phi lê vào một cái tô lớn, đổ hỗn hợp gia vị vào rồi dùng tay chà sát phần gia vị vào từng miếng cá. Làm như vậy để giúp cá thấm gia vị hơn, sau đó dùng màng bọc thực phẩm bọc lại rồi cho tô cá vào ngăn mát tủ lạnh ướp khoảng 30 phút.
Ảnh: Cá phi lê đã được tẩm ước chuẩn bị nướng
C. Nướng cá
 - Để làm món cá nướng riềng mẻ bạn có thể nướng than hoặc sử dụng lò nướng, tuy nhiên nướng bằng than sẽ giúp món ăn có hương vị tuyệt vời nhất.
– Sau khi chuẩn bị được bếp than, bạn xếp cá lên vỉ nướng, dùng cọ quết thêm một lớp dầu ăn  trên mỗi miếng cá để khi nướng cá không bị khô. Khi cá chín vàng một mặt thì trở mặt kia lại, nướng chín rồi gắp ra đĩa. Lưu ý, bạn chỉ nên nướng cho miếng cá chín vàng và thơm là được, nếu nướng lâu thì cá sẽ bị khô và mất đi vị ngon ngọt tự nhiên.
– Nếu dùng lò nướng thì nướng cá ở nhiệt độ 250 độ C cho đến khi cá chín. Khi nướng cũng phải lật cá và quét thêm lớp dầu để cá không bị khô.
Vậy là đã kết thúc công thức cũng như cách làm món cá nướng riềng mẻ, bạn có thể ăn kèm cá nướng với đồ cuống như dưa chuột, xà lách, rau thơm, cà rốt, bánh đa nem chuyên cuốn cá để cuốn ăn cho đỡ ngán. Thật tuyệt vời khi những ngày cả nước đang thực hiện giãn cách xã hội theo chỉ thị của chính phủ mà chúng ta lại có thời gian để làm những món ăn ngon cho cả gia đình đúng không bạn!

5 món ngon làm từ thịt lợn mán

Lợn mán là một trong những thực phẩm chế biến thành nhiều món được nhiều người yêu thích và ăn nhất hiện nay. Thịt lợn mán thường nhiều nạc, dai giòn, ít mỡ và đặc biệt thơm ngon hơn lợn nuôi bình thường và mọi người ai cũng ăn được. trên những mâm tiệc ngày nay người dung hay đặt làm lợn mán đủ món để thưởng thức thay vì làm mâm cỗ truyền thống có đủ bò gà cá dê. Cùng với nấu cỗ tại nhà ở hà nội điểm qua những món ăn làm từ thịt lợn mán không thể bỏ qua nào
Ảnh: Lợn mán đủ món
1. Lợn mán nướng riềng mẻ
Nguyên liệu:
– Thịt lợn mán (tốt nhất là phần vai hoặc ba chỉ).
– Gia vị: Riềng, hành khô, sả, mẻ, mắm tôm, nước mắm, rượu trắng, mật ong, dầu ăn, hạt dổi.
Cách làm:
– Thịt lợn mán rửa sạch, cạo sạch lông, thái miếng vuông quân cờ.
– Băm nhỏ hành khô, sả, riềng giã bông.
– Ướp thịt lợn mán với riềng, hành khô, sả, mẻ, nước mắm, mắm tôm, mật ong, rượu trắng, hạt dổi trong khoảng 30 phút cho ngấm đều gia vị. Bạn có thể cho thêm chút dầu ăn lúc ướp để làm mềm thịt và khi nướng thịt không bị khô.
– Sau đó, xiên thịt lợn mán vào xiên nướng và đem nướng đều trên than hoa, đến khi miếng thịt vàng đều cả hai mặt là được. Nếu trong quá trình tẩm ướp bạn không cho dầu ăn thì trong khi nướng nên phết dầu ăn lên xiên thịt để tránh bị khô và tăng độ béo ngậy cho món ăn.
– Thịt lợn mán nướng riềng mẻ chấm với tương ớt.
Ảnh: Món lợn mán nướng riềng mẻ
2. Lợn mán xào lăn
- Nguyên liệu và sơ chế
+ Thịt lợn mán chọn loại tươi ngon có một ít mỡ, rửa sạch thái lát thành các miếng vừa ăn.
+ Riềng giã nhuyễn, hành khô băm nhuyễn, hành tây bổ múi cau, hành hoa thái nhỏ, ớt, rau răm…
+ Nghệ tươi đem xay rồi đem vắt lấy nước.
+ Gia vị gồm nước mắm, hạt nêm, hạt tiêu, dầu ăn…
- Cách chế biến
+ Bước 1: Riềng đã giã nhuyễn, một ít mẻ, nước nghệ, mắm tôm cho tất cả vào bát rồi đảo đều. Cho thêm một ít nước lọc vào hỗn hợp rồi bỏ thịt vào ướp trong khoảng 15 phút cho ngấm đều gia vị.
+ Bước 2: Đun nóng chảo rồi cho dầu ăn vào đến khi sôi thì phi thơm hành khô. Cho thịt lợn đã ướp, hành tây bỏ vào đảo đều. Chú ý đảo nhanh tay dưới lửa lớn để thịt chín và không bị ra nước. Khi thịt đã chín bạn cho hành hoa, rau răm, ớt… vào đảo đều một bận nữa rồi tắt bếp
+ Bước 3: Trang trí món lợn mán xào lăn với dưa chuột, cà chua cắt bông hoặc thái lát mỏng quanh đĩa thịt để món ăn thêm đẹp mắt, hấp dẫn khiến người nhìn khó cưỡng lại được.
Ảnh: Lợn mán xào lăn
3. Lòng dồi lợn mán
Nguyên liệu cho món dồi lợn mán
Nguyên liệu cho món dồi lợn mán vô cùng đơn giản, bạn chỉ cần chuẩn bị một số thực phẩm sau:
+ Ruột già: 500 gr
+ Tiết lợn mán: 1 lít
+ Hạt tiêu: 1 thìa cà phê
+ Muối: 1 thìa cà phê
+ Sụn cổ họng: 200gr
+ Mỡ trài: 200gr
+ Hành lá, rau răm, rau thơm
+ Đỗ xanh tách vỏ luộc hoặc rang chín.
Cách chế biến món dồi lợn mán thơm ngon
Lòng dồi lợn mán là một trong những món nhậu tuyệt vời của cánh mày râu. Cách chế biến món này cũng khá đơn giản, bạn có thể mua nguyên liệu và tự làm tại nhà cho đảm bảo vệ sinh khi ăn.
Ruột già sau khi mua về cần rửa sạch, sát muối hạt to kỹ để loại bỏ nhờn bẩn trong ruột, có thể ngâm lòng với nước vo gạo sau đó rửa lại bằng nước sạch, dấm gạo và để ráo.
Làm nhân cho món dồi lợn mán. Sụn cổ họng, mỡ chài rửa sạch trần qua nước sôi rồi bằm nhỏ. Trộn đều tiết lợn mán với mỡ, sụn họng, hành lá, rau thơm rau răm,và đỗ xanh. Để món ăn vừa miệng bạn có thể cho thêm ít muối trộn đều lần nữa rồi nhồi vào ruột lợn mán đã làm sạch ở trên, có thể dùng phễu đểu nhồi hoặc chai nhựa cắt đôi nhồi cho dễ. Nhớ thắt chặt hai đầu dồi lợn mán vào để nhân bên trong không bị trào ra ngoài khi luộc. Lớp nhân đều, vừa và nhồi không quá dày là đạt yêu cầu.
Ảnh: Lòng dồi lợn mán
Thả miếng dồi lợn vừa nhồi xong vào nồi nước luộc, tới khi nước sôi thì dùng que nhọn xăm lỗ để nước bên trong chảy ra như vậy dồi sẽ chín đều và mềm, ngon hơn rất nhiều.
4. Lợn mán hấp
Nguyên liệu:
– Thịt lợn mán (tốt nhất là lấy phần vai hoặc mông).
– Gia vị: dầu hào, nước dừa tươi, hạt nêm, ớt, sả, hạt dổi, rau mùi, rau húng.
Cách làm:
– Thịt lợn mán rửa sạch sau đó ướp cùng với các nguyên liệu hạt nêm, dầu hào, hạt dổi và sả băm nhỏ trong khoảng 30 phút.
– Đặt chõ hấp lên bếp, cho thịt lớn mán vào chõ, đổ thêm nước dừa tươi (hoặc có thể thay thế bằng nước cốt dừa). Sau đó hấp trong vòng 30 phút. Hoặc bạn có thể kiểm tra thịt đã chín chưa bằng cách dùng đầu đũa chọc vào miếng thịt, nếu không thấy nước đỏ rỉ ra là đã chín.
– Cho thịt ra đĩa, để nguội rồi thái miếng vừa ăn. Trang trí đĩa thịt với rau húng, rau mùi và ớt tỉa.
– Thịt lợn mán hấp sả thường chấm với muối trắng hạt dổi hoặc chấm cùng tương bần tùy khẩu vị mỗi người.
5. Lợn mán rượu mận
Nguyên liệu cho món lợn rừng nấu rượu mận:
-Thịt lợn rừng. (Nên chọn phần thịt nào bì dầy có cả mỡ cả thịt thì món ăn mới không khô, ngậy và ngon).
- Các gia vị đính kèm: Sả, riềng, măm ôm, ớt, muối gia vị, hạt nêm.
Thực hiện:
Thịt lợn rửa sạch, thái miếng dày 1cm, bản ngang vừa ăn. Cho một muỗng muối tinh, riềng, sả, măm tôm, hạt nêm và quan trọng nhất là tiết lợn. Dùng đũa đảo đều gia vị và thịt lợn cho đên khi gia ị ngấm vào từng miếng thịt. Thời gian ướp từ 30-45 phút.
Ảnh: Món nhựa mận
Sau khi ướp xong. Cho hỗn hợp vừa ướp vào nồi đun tới khi sôi, đảo đều cho nhỏ lửa để thịt chín từ từ và không bay hơi nhiều mất chất dinh dưỡng. Đun trong khoảng 30 phút thì cho một chút rượu trắng vào để khử mùi hôi trong món và tạo vị thơm ngon hơn. Khi thịt mềm, hương thơm ngào ngạt, lượng nước trong nồi sền sệt là lúc món ăn thành công. Kinh nghiệm để món rượu mận có màu đẹp, không đen thì khi bắc nồi rượu mận ra khỏi bếp rồi mới đổ tiết lợn và một chút bột năng vào đảo đều.
Trên đây là những món ăn ngon nhất được làm từ thịt lợn mán được nhiều người yêu thích. Bạn có thể chế biến đủ món để thưởng thức hay làm ngay tại nhà mình nếu có sẵn lợn mán, hãy bắt tay vào làm luôn nào...

Công thức làm món gà xáo gừng chuẩn nhà hàng

Giữa tâm dịch covid 19 giá cả thực phẩm leo thang, thịt lợn từ năm ngoái cũng rất đắt thì việc mua thịt gà để nấu cho bữa cơm gia đình là sự lựa chọn tối ưu cho nhiều chị em nội trợ. Thịt gà giá cả rẻ, đầy đủ dinh dưỡng và làm được nhiều món. Nay đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ hướng dẫn mọi người công thức làm món gà xáo gừng chuẩn nhà hàng để cả nhà có bữa cơm ngon như ý
Ảnh: Món gà xáo gừng
A.Nguyên liệu chuẩn bị
1 m cafe dầu màu điều
7 tép tỏi
2 củ hành khô
15 g gừng tươi
1 kg gà thả vườn
3 thìa nước mắm
1/2 m bột canh
1 m cafe hạt nêm
2 m cafe đường
B. Cách chế biến
Sơ chế nguyên liệu:
- Gà rửa sạch chặt miếng, ướp với 1/3 hành tăm, nước mắm, nghệ (hay bột ghệ) 15 phút cho ngấm.
- Lá chanh rửa sạch khoảng 10-15 lá. Để lại vài lá để cho vào canh cho thơm còn lại thái chỉ.
- Củ sả rửa sạch thái nhỏ: Với 1kg gà chỉ dùng hết 1 củ sả, nếu cho nhiều sả món ăn sẽ nồng và hắc.
- Gừng thái miếng mỏng: một nhánh nhỏ
- Hành tăm rửa sạch, đập dập, băm nhỏ, chia làm 3 phần.
- Nghệ giã nhỏ (hoặc bột nghệ): một nhánh nhỏ.
Ảnh: Nguyên liệu chuẩn bị
Chế biến:
Bước 1: Cho một chút dầu vào nồi, sau đó cho gà đã ướp vào xào hơi săn thì cho sả và gừng vào đảo đều, sau đó đổ ngập nước sôi (như canh), nấu sôi trở lại, nêm thêm gia vị vừa ăn (nên nấu hơi nhạt như canh chứ không nấu đậm như món kho), tiếp tục đun sôi giảm nhỏ lửa đến khi gà chín mềm, đảo một chút thì cho lá chanh vào.
Bước 2: Cho nốt 1/3 chỗ hành tăm còn lại và lá chanh (lá chưa thái) vào đảo đều. Đun sôi tiếp 2 phút rắc lá chanh thái chỉ và bắc ra là được.
Cuối cùng, sau khi món ăn đã hoàn thành bạn có thể trút ra đĩa rồi trang trí món ăn sao cho đẹp mắt nhất.
Gà xáo gừng quả thực là món ăn dễ nấu, hương vị lại cực kì thơm ngon, khó lòng cưỡng lại. Nếu gia đình bạn thích các món chế biến từ gà, nhất định bạn nên thử vào bếp, chế món ăn này, để xem tay nghề ra sao và chinh phục cả nhà dễ hay khó như thế nào nhé!

Hướng dẫn làm món bò hầm rượu vang ngon tuyệt

Những ngày rét làng bân cuối tháng 3 ở miền bắc là những ngày rét cuối cùng của năm 2020 trước khi bước vào một mùa hè oi bức nóng lực. Vậy ăn những món nào thật đặc biệt để cảm nhận được không khí rét lạnh cũng là kỉ niệm đối với mỗi người và mỗi gia đình. Cùng với nấu cỗ tại nhà ở hà nội đi vào bếp và làm món bò hầm rượu vang để cùng nhau thưởng thức vị ngọt của thịt cùng vị thơm rượu vang ngay nào
Ảnh: Món bò hầm rượu vang
A.Nguyên liệu chuẩn bị gồm có
4 tép tỏi, lột vỏ, đập dập
2 MC dầu ăn
1 mcf muối
1 hộp tomato paste, 140gr 
8 củ khoai tây nhỏ, bào vỏ, rửa sạch
4 củ carrot nhỏ, bào vỏ rửa sạch
10 cái nấm búp trắng
1/2 bó cỏ xạ hương rửa sạch, để ráo
1/2 rau ngò tây sắc nhuyễn
1,5 kg thịt nạc vai bò
1/2 cúp rượu vang đỏ
1 lít nước dừa tươi
B. Cách chế biến
Bước 1:  Bật lò nướng ở nhiệt độ 160 đến 170 độ C, đặt một giá đỡ ở ngăn thứ ba từ trên xuống.
Bước 2: Thấm khô miếng thịt bằng khăn giấy, cắt bỏ phần mỡ hay gân, thái thịt vừa miệng ăn. Sau đó, ướp thịt với chút muối và tiêu.
Bước 3: Cho dầu vào nồi, làm nóng. Cho thịt vào đảo khoảng 20 phút, khi chuyển sang màu nâu thì gắp thịt ra đĩa. Sau đó, thái cà rốt và hành tây kiểu hạt lựu để riêng. Thái húng tây, lá nguyệt quế, lá hương thảo để riêng.
Bước 4: Cho cà rốt, hành tây, cần tây vào nồi, thêm chút muối, tiêu. Xào khoảng 5 đến 7 phút sao cho hỗn hợp vừa chín, có màu nâu nhạt.
Bước 5: Đổ thêm rượu vang đỏ, đun sôi hỗn hợp và đảo đều để tránh hỗn hợp bị khét.
Bước 6: Sau khi rượu vang cạn đi một nửa thì cho thêm nước dùng, dấm, tỏi đã bóc vỏ, húng tây, hương thảo. Khuấy đều tay cho hỗn hợp sôi. Đổ phần thịt (cả nước thịt nếu có) vào nồi.
Bước 7: Đậy vung, cho vào lò. Thi thoảng đảo thịt đều, tới khi thịt mềm. Thời gian hầm kéo dài khoảng 3 tiếng.
Ảnh: Bò nấu rượu vang ăn kèm bánh mỳ
Ngoài ra, thay vì dùng lò nướng, ta cũng có thể đun bằng bếp ga để lửa nhỏ sao cho hỗn hợp vừa đủ sôi.
Trong rất nhiều món ngon mùa đông thì bò hầm rượu vang được nhiều người làm hơn cả, không chỉ dễ thực hiện mà món ăn này còn rất bổ dưỡng cho sức khỏe cả nhà. Hơn nữa, với món ăn này, bạn có thể kết hợp được với nhiều loại thức ăn khác nhau như cơm,bún hoặc bánh mì. Còn chần chờ gì nữa hãy bắt tay vào bếp làm ngay nào mọi người

Hướng dẫn làm món chè hạt sen long nhãn

Vào mùa hè nắng nóng, những món ngon làm từ hạt sen chắc chắn không thể thiếu trong thực đơn giải khát của gia đình, hôm nay Tiệc Hưng Thịnh với các bếp trưởng chuyên về nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ hướng dẫn mọi người cách làm món chè hạt sen long nhãn thật ngon và bổ dưỡng để làm giảm đi cái nhiệt nắng oi bức ngày hè
Ảnh: Chuẩn bị hạt sen và long nhãn nấu chè
A. Nguyên liệu chuẩn bị:
1kg quả nhãn tươi, 150gr hạt sen tươi, đường thốt nốt hoặc đường phèn, đậu xanh: 50gr
Nhãn lột vỏ, dùng đầu kéo nhọn và nhỏ tách gắp hạt nhãn ra khỏi cùi, tránh làm rách cùi. Rửa lại một lần nước cho sạch, để ráo nước. Đậu xanh ngâm nước khoảng 1h cho nở, vo sạch để ráo nước
B. Cách chế biến
Hạt sen tươi bóc vỏ cứng, lột sạch màng, thông bỏ tâm sen. Nếu dùng hạt sen khô có thể ngâm với nước trước đó cho mềm, đun sẽ chóng chín hơn. Cho hạt sen vào nồi nước với lượng vừa đủ đun đến lúc vừa chín. Chú ý không đun quá chín kẻo hạt sen bở nát. Sau đó cho đường vào đun với hạt sen khoảng 10 phút cho ngấm ngọt. Dùng muôi lỗ hoặc vợt vớt hết hạt sen ra bát cho nguội.
Nhãn bóc vỏ, khéo léo dùng đầu mũi dao tách bỏ hạt lấy cùi. Để giữ cho cùi nhãn không bị rách, chỉ cần dùng dao nậy quanh núm hạt cho tách ra, rồi lấy ngón tay hoặc tăm đẩy từ dưới đẩy lên là hạt sẽ rời khỏi cùi.
Ảnh: Chè hạt sen long nhãn
Hạt sen đã chín lấy ra từng hạt lồng vào cùi nhãn thay thế cho hạt nhãn. Nếu dùng long nhãn khô thì phải ngâm trước khoảng 10-15 phút cho nở rồi mới lồng hạt sen vào. Tiếp theo, bỏ nguyên liệu vào nồi nước nấu hạt sen trước đó nấu sôi lại lần nữa. Chú ý không để lửa to, nhiệt độ bếp cao, không để sôi kỹ làm long nhãn mềm quá sẽ mất ngon.
Chè sen long nhãn được cho là bổ khí huyết, ích tâm nhưng nên ăn khi mát trời và không thích hợp với người bệnh tiểu đường, tăng huyết áp, phụ nữ có thai. Công thức nấu cũng thật đơn giản đúng không mọi người, hãy bắt tay vào làm ngay nào

5 món ăn đặc trưng ngày Tết truyền thống ở miền Bắc

Văn hóa ẩm thực của người Hà Nội xưa vẫn luôn ưa chuộng về hình thức nên mâm cơm ngày Tết cần phải được chuẩn bị rất công phu và đẹp mắt. Trải qua thời gian dài nhưng mâm cỗ Tết ở miền Bắc vẫn giữ bản chất đúng nét cổ truyền của dân tộc Việt Nam. Cùng dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội tìm tìm 5 món ăn đặc trưng ngày tết ở miền Bắc nhé.
1. Bánh Chưng
Bánh chưng là món đã có lịch sử lâu đời trong văn hóa ẩm thực Việt Nam. Do đó trong mâm cỗ ngày Tết của người miền bắc sẽ không thể thiếu món ăn này. Bánh tượng trưng cho mặt đất, được dùng để thể hiện lòng biết ơn của hoàng tử Lang Liêu với Vua Hùng đời thứ 16 và đất trời.
Sự kết hợp hài hòa giữa gạo nếp dẻo, đậu ngọt bùi, tiêu cay nhẹ và thịt mỡ béo ngậy đã tạo nên một hương vị ngày Tết không thể lẫn vào đâu được, một thứ bánh ngon tròn vị. Cái khung cảnh ngồi đợi nồi bánh chưng chín đã đi vào tiềm thức của người dân miền Bắc mỗi khi Tết đến.
2. Xôi gấc
Theo quan niệm của người xưa cho biết thì màu đỏ là màu của may mắn, màu của hạnh phúc lứa đôi. Vì vậy mà trong những ngày rằm, ngày lễ, đặc biệt là ngày Tết thì nhất định phải có 1 đĩa xôi gấc.
Xôi gấc được nấu từ gạo nếp ngon và được trộn với gấc tươi rồi cho vào nồi hấp. Sau khi được đun chín thì xôi sẽ có màu đỏ tươi rất đẹp và hấp dẫn. Khi ăn, bạn sẽ cảm nhận được vị dẻo của gạo nếp, vị béo của nước cốt dừa và vị ngọt của đường.
3. Dưa hành
Trong mâm cơm ngày Tết của người Việt có rất nhiều món ngon, từ cao lương mĩ vị cho đến những món vô cùng giản dị, dân dã. Và một trong những món dân dã nhưng lại có vị trí đặc biệt trong mâm cỗ cổ truyền của người miền Bắc đó chính là món hành muối chua, hay còn gọi là dưa hành.
Với vị chua chua cay nhẹ và được dùng để ăn kèm cùng với bánh chưng hay thịt đông vô cùng ngon. Đây chính là món chống ngán hữu hiệu nhất trong ngày tết mà các bạn cần biết. Cho dù cuộc sống luôn thay đổi nhưng chắc chắn rằng một điều rằng, Việt Nam còn Tết thì sẽ còn bánh chưng và dưa hành sẽ là món ăn đồng hành cùng những ngày Tết của dân tộc.
4. Giò
 Với vị trí trung tâm của mâm cỗ ngày Tết nên giò dường như là một trong những món ăn chắc chắn phải có. Có ý nghĩa là “trong ấm ngoài êm, phúc lộc đầy nhà”, một phần không thể thiếu của ẩm thực Việt.
Món ăn ngon này được làm từ thịt heo, giã nhuyễn trong cối đá và gói bằng lá chuối rồi luộc chín. Những miếng giò trắng mịn, giòn dai, thơm ngon không chỉ là món ăn ngon mà có thể dành tặng cho những thành viên trong gia đình mình.
5. Thịt gà luộc
Trong mọi mâm cỗ từ đám cưới, đám hỏi, mừng thọ, tân gia thì không thể không có món thịt gà luộc. Và trong những ngày tết thì cũng không phải là ngoại lệ. Một món ăn đơn giản nhưng lại không thể thiếu được trong mâm cỗ ngày Tết của người miền Bắc. Vị ngọt thơm của miếng thịt gà ăn kèm với lá chanh, chấm muối chanh ớt sẽ tạo nên một hương vị riêng rất khó quên.
Chúc các bạn thành công nhé!

2 món lẩu ngon từ ghẹ khó cưỡng vào mùa đông

Ghẹ là một trong những hải sản được ưa chuộng nhiều nhất bởi dễ ăn cùng hương vị thơm ngon và giá trị dinh dưỡng cao. Khi đi du lịch tại các vùng biển thì ghẹ hấp hay lẩu ghẹ là sự lựa chọn không thể bỏ qua, dưới đây các đầu bếp của đặt cỗ tại nhà hà nội sẽ cùng bạn điểm qua 2 món lẩu vô cùng hấp dẫn từ ghẹ
1.Lẩu ghẹ kim chi
Nguyên liệu chuẩn bị
Củ cải đường: 1 củ nhỏ
Tàu hũ non: 1 miếng
Rau thơm: rau tần ô, hành lá
Gia vị nêm nếm: Muối, tiêu, đường, nước mắm, nước tương, hạt nêm
Nghêu tươi: 1kg
Ghẹ: 2 con (khoảng 700g)
Bắp bò non: 300g
Kim chi cải thảo: 500g
Nấm kim châm sạch: 200g
Bún tươi: 300g
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
– Ghẹ rửa sạch đất, chặt là bốn. Nghêu ngâm vào nước gạo chừng 45p cho hết cát rồi rửa sạch. Thịt bò rửa sạch, thái lát mỏng. Cuối cùng xếp tất cả ra đĩa.
– Rau tần ô nhặt sạch, để lại cọng chừng 10cm rồi tước bỏ xơ. Hành lá đem rửa sạch cắt thành từng húc dày chừng 1cm. nấm kim châm cắt gốc, tước sợi rồi rửa sạch. Đậu hũ non cắt thành từng miếng vừa ăn rồi trụng qua nước sôi để đảm bảo vệ sinh. Cuối cùng xếp tất cả ra đĩa.
– Củ cát đường cắt thành từng khúc dài vừa ăn (chừng 5cm*2cm) và đun cùng 1,5l nước sạch. Đến khi củ cải chín mềm là được.
– Bún tươi bạn có thể xếp luôn ra đĩa cũng có thể trụng qua nước sôi rồi xả lại với nước lạnh. Cuối cùng trộn thêm dầu ăn cho đỡ dính cũng được.
Bước 2: Nấu lẩu ghẹ kim chi
–Nước ninh củ cải bạn thêm 3 thìa hạt nêm, 1 thìa muối cùng 2 thìa đường vào (tùy khẩu vị mà bạn có thể tăng giảm). Sau đó cho tiếp kim chi đã cắt khúc vào đun sôi trở lại. Cho tiếp 1 thìa nước mắm rồi nếm gia vị sao cho có vị chua ngọt là được.
– Bạn nên nhúng ghẹ và nghêu vào nồi lâu trước vì chúng lâu chín. Tiếp đó cho thêm thịt bò, nấm, rau ăn kèm lẩu cùng đậu hũ non vào là được. Khi thịt bò chín múc ra ăn cùng bún tươi, củ cải và kim chi. Bạn có thể chấm kèm nước tương để tăng độ đậm đà cho món ăn

2. Lẩu ghẹ chua cay
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Ghẹ tươi ngon cần đảm bảo các yếu tố sau. Có như vậy thì món lẩu bạn làm ra mới thơm ngon nhất.
+ Ghẹ còn đang sống. Khả năng di chuyển nhanh nhẹn.
+ Khi chọn ghẹ bạn không nên bấm vào phần yếm ghẹ. Thay vào đó ấn nhẹ lên phần ức của nó – phần tren yếm một chút. Nếu thấy ức ghẹ lún nhẹ, có nghĩa là ghẹ còn tươi, sống. Thịt ghẹ chắc và nhiều.
+ Cà chua rửa sạch bổ múi cau. Dứa rửa sạch, bổ miếng vừa ăn.
+ Các loại nấm bạn cần rửa sạch với nước. Nấm đùi gà cắt lá vừa ăn. Nấm rơm thì cắt hình chứ thập trên mũ nấm. Các loại nấm còn lại thì xếp ra đĩa đẹp mắt.
+ Sả đập dập phần đầu. Cắt thành từng khúc vừa ăn.
+ Khi mua ghẹ bạn nên chọn những con có phần yếm sát ới thân. Bởi đây là những con vừa trưởng thành thịt thơm, ngon lại chắc do chưa sinh sản nhiều.
+ Ghẹ sau khi mua về, bạn dùng bàn chải cũ chà một sạch đất ở trên mai. Sau đó rửa sạch lại với nước. Tiếp tục loại bỏ phần mai và yếm. Sau đó cắt ghẹ làm đôi. Bạn nên chú ý lấy hết phần gạch ghẹ ra để khi nấu nước lẩu trong hơn.
+ Tôm làm sạch phần phân ở trên đầu. Cắt bỏ râu và chân. Cố gắng giữ lại nguyên con và rửa sạch.
+ Các loại ăn kèm lẩu cần nhặt bỏ phần  héo úa, già rồi rửa sạch, xếp ra đĩa.
Bước 2: Tiến hành nấu
– Xương ống lợn nên chọn loại nhiều tủy. Khi mua về, sau khi rửa sạch với nước thì chần sơ qua cho hết sạch chất bẩn. Sau đó cho vào nồi ninh. Vừa ninh vừa hớt hết bọt để nước xương trong.. Đậy kín nắp vung và ninh đến khi xương nhừ. Lúc này chất ngọt ở xương cũng tiết ra hết.
– Đặt chảo lên bếp, đun nóng 1 thìa dầu ăn. Khi dầu ăn sôi thì cho hành băm nhuyễn cùng tiêu xanh đã đập dập và xả cắt khúc, giềng thái lát (hoặc băm nhuyễn)vào phi thơm. Tiếp tục cho dứa đã cắt miếng vào đảo qua cho ngấm gia vị rồi đổ nước xương vào đun sôi.
–Me vắt hoặc me chín cho vào nước sôi, dùng thìa dầm nhuyễn. Lọc bỏ qua rây để lấy phần nước cốt. Cho nước cốt me vào nồi lẩu. Nếu muốn ăn cay có thể cho ớt tươi hoặc sa tế vào nồi lẩu.
– Cho nước lẩu đã đun sôi vào nồi. Thêm cà chua đã bổ múi cau cùng ghẹ và các loại nấm sạch vào đun sôi. Làm như vậy để nước lẩu thanh và ngọt tự nhiên. Bạn nêm nếm gia vị một lần nữa cho vừa ăn.
Mùa đông lạnh đặc biệt vào những ngày trời rét mà cả nhà có được nồi lẩu ghẹ thưởng thức thì còn gì bằng, hãy vào bếp và làm luôn cho cả nhà nào các bạn.

Học ngay cách làm món ngao xào nóng hổi ngày se lạnh

Mùa đông se lạnh đến rồi còn gì vui hơn khi cả gia đình bên nhau quây quần ăn những món ăn nóng nóng, cay cay mà không thể không nhắc đến món ngao xào sả ớt cay nóng thơm lừng đúng không nào. Nhưng làm thế nào để có một đĩa ngao xào thơm ngon mà không tanh lại là cả một bí kíp. Cùng vào bếp với dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội ngay để học cách làm món ăn ngon này nhé!
Nguyên liệu:
- Ngao hoa
- Ớt, sả, tỏi, hành lá, gừng
- Đường, tương ớt, bột canh, nước lọc
- 1 chút nước cốt chanh
Cách làm:
Bước 1: Ngao mua về các bạn ngâm vào nước có cắt vào vài lát ớt, ngâm khoảng 4-5 giờ cho ngao nhả hết chất bẩn, sau đó rửa sạch để ráo. Sả: 1/2 số sả đập dập băm nhỏ, 1/2 còn lại thái sợi. Tỏi đập dập băm nhỏ. Hành lá thái khúc. Ớt thái vát. Gừng thái sợi.
Bước 2: Các bạn pha một hỗn hợp nước gồm: 2 thìa cơm đường + 3 thìa cơm tương ớt + 1 thìa cà phê bột canh, tỏi, ớt, gừng,1 thìa cơm nước trắng, khuấy đều.
Bước 3: Làm nóng chảo, cho dầu ăn vào phi thơm xả. Đổ hỗn hợp nước vừa pha ở trên (bước 3) vào chảo, đun sôi. Đổ ngao vào chảo đảo đều cho đến khi ngao mở hết miệng tức là ngao đã chín. Tiếp tục cho hành lá thái khúc, nước cốt 1 quả chanh vào đảo đều rồi tắt bếp.
Cuối cùng bạn chỉ cần cho ngao ra đĩa và thưởng thức. Chỉ qua một số bước chế biến đơn giản các bạn đã có một đĩa ngao xào ngon tuyệt vời!
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

TIỆC HƯNG THỊNH
☎️☎️☎️ Hotline: 0911 21 2468 - Mr.Thịnh
Website: http://www.dichvunaucotainha.com
#dattiec #dattiectainha #datco #datcotainha #naucotainha #dichvunaucotainha #tiệc #cỗ #nấu_cỗ #nấu_cỗ_tại_nhà #đặt_cỗ #tiệcbuffet #buffet =#BBQ #tiecchuyemon


5 món canh giúp mẹ bầu an thai cực kì hiệu quả

Mẹ bầu nghén ngẩm thường không muốn ăn cơm, điều này Điều này không chỉ gây ảnh hưởng đến sức khỏe mẹ bầu mà còn cả với thai nhi trong bụng mẹ. Dưới đây dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ chỉ cho bạn 5 món canh cực mát, cực ngon, cực bổ dưỡng đảm bảo mẹ bầu chỉ muốn ăn tù tì, lợi con lợi mẹ trăm đường:
1. Canh gà hạt sen
Ăn thịt gà tốt rồi nhưng các mẹ chủ yếu vẫn luộc với rang thôi, thử đổi vị làm món canh gà hạt sen xem! Hàm lượng đạm dinh dưỡng có trong thịt gà kết hợp với tác dụng thanh nhiệt, giải độc, cải thiện giấc ngủ của hạt sen thì không còn gì để chế.
Theo các chuyên gia, trong 100g hạt sen tươi có chứa tới 17mg vitamin C; 30g gluxit; 9,5g protit; 0,21g vitamin B1; 0,17g vitamin B2, cùng nhiều khoáng chất bổ dưỡng như canxi, kali, photpho, sắt,… nên bà bầu đừng dại mà bỏ qua thực phẩm này.
Cách làm: 1 con gà ác, 1 nắm hạt sen tươi đã bỏ tâm sen (nếu mẹ bầu không ăn đắng được), cà rốt, nấm hương, hành, rau mùi. Hầm thịt gà và hạt sen trước, khi thịt chín tới cho cà rốt, nấm hương vào ninh cùng. Trước khi tắt bếp thì nêm nếm gia vị và cho thêm hành hoa, rau mùi thái nhỏ vào nồi canh. Canh ăn nóng mới ngon nhé.
2. Canh khoai sọ hầm xương
Món này dễ làm, lại có vị ngon ngọt thơm tự nhiên nên hầu như bà bàu nào cũng thích. Khoai sọ còn là món ăn luôn được khuyến khích với mẹ bầu vì hàm lượng dinh dưỡng quý giá.
Muốn nấu canh này, chị em cứ mua 300g xương sườn thăn, 300g khoai tây, hành lá, rau mùi. Có thể thêm cà rốt, bông cải xanhcũng rất tốt cho bà bầu. Sườn chặt miếng vừa ăn, rửa sạch. Khoai nạo vỏ, thái miếng con chì. Ninh sườn khoảng 10-15 phút, trong khi đó ngâm khoai để xả bớt nhựa khoai. Tiếp tục cho khoai vào ninh cùng. Khi sườn và khoai chín nhừ, nêm gia vị cho vừa miệng rồi tắt bếp.
3. Canh cá nấu su hào
Canh cá thông thường nấu với dưa muối chua, măng hoặc dứa. Tuy nhiên cả 3 món này đều không có lợi cho mẹ bầu nên các mẹ hãy chọn canh cá nấu su hào là tốt nhất.
Có thể là cá chép, cá trắm, cá rô phi đều được. Bắt đầu bắc nồi nấu canh lên bếp, cho chút dầu ăn, rán cá sơ qua rồi bỏ ra đĩa. Cho su hào, cà rốt, cà chua vào, thêm bột canh, xào cho ngấm. Cho nước đủ ăn, thêm cá vào, đun canh đến khi rau và cá chín. Tắt bếp, thêm hành lá và thì là thái nhỏ vào.
4. Canh thịt bò rau củ
Chắc mẹ nào cũng biết, trong số các loại thịt, thịt bò đứng đầu danh sách là nguồn thực phẩm bổ dưỡng giúp bổ sung sắt cho bà bầu. Thiếu sắt khi mang bầu khiến thai nhi kém phát triển, mẹ thường xuyên mệt mỏi, hoa mắt chóng mặt Ngoài ra, thịt bò còn chứa nhiều vitamin B6, B12, kẽm và đặc biệt là cholin giúp kích thích não bộ thai nhi phát triển. Do vậy, thực đơn thường ngày của mẹ bầu không nên thiếu thịt bò.
Bên cạnh món thịt bò xào, thỉnh thoảng mẹ hãy nhờ chồng nấu canh thịt bò để đổi món đi. Thịt mua về rửa sạch cắt khúc vừa ăn. Khoai tây, cà rốt gọt vỏ, rửa sạch, thái khúc. Cho thịt bò, khoai tây, cà rốt vào xoong, nêm nếm gia vị và chút dầu ăn đảo đều gia vị thấm đều. Đổ nước vào nồi ninh nhừ 20-25 phút. Khi nào canh sôi, chín đều thịt và khoai bắc ra cho chút hành lá và rau mùi.
5. Canh cua mồng tơi
Mang thai nhất thiết không được bỏ qua canh cua các mẹ ạ. Thịt cua là thực phẩm giàu canxi bậc nhất đó! còn rau mồng tơi thì vừa bổ dưỡng, vừa giúp đào thải các cholesterol xấu, phòng ngừa táo bón – một trong những triệu chứng thường gặp ở mẹ bầu.
Món canh cua rau mồng tơi rất dễ nấu, chỉ với 200 gram cua đồng, đem lọc bã lấy nước. Nêm chút muối, gia vị rồi đun canh sôi, sau đó mới cho rau mồng tơi đã rửa sạch vào nồi để không làm nát rau.

Chúc mọi người luôn vui vẻ và hạnh phúc nhé!

Bữa sáng ngon miệng với Burger tôm ngon hết nấc

Burger là một món ăn phổ biến toàn thế giới, chỉ các loại bánh kẹp hình tròn có thịt xay ở giữa. Ngày nay, bên cạnh bánh buger thịt bò, nhiều chuyên gia ẩm thực đã biến tấu ra đa dạng loại burger khác nhau như: burger  gà, buger cá hay burger tôm. Mỗi loại burger đều có hương vị và độ ngon khác nhau, thoạt nhìn để làm những món burger này không quá khó nhưng cách làm sao cho ngon thì lại ít người biết được. Chính lẽ đó, hôm nay dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội  sẽ hướng dẫn các bạn cách làm burger tôm ngon đúng chất mà không tốn nhiều thời gian.
Nguyên liệu:
- Tôm: 400
- Hành khô, hành tây, tỏi khô
- Bột năng, muối tiêu, gia vị,Bột chiên xù
- 2 quả trứng
- Rau xà lách, Rau mùi thơm, Dưa chuột
- Sốt mayo hoặc sốt cà chua (tùy vị)
Cách làm:
Bước 1: Đầu tiên bạn cho tôm lên ngăn đá hoặc ngâm vào nước đá một lát cho dễ bóc vỏ. Sau khi bóc vỏ, bỏ đầu và rửa sạch, dùng khăn hoặc giấy thấm khô nước trên mình con tôm.
Bước 2: Dùng dao to bản hoặc búa đập thịt đập cho con tôm bẹp ra. Nếu bạn thích vẫn còn những miếng tôm giòn giòn thì nên đập bẹp một nửa thôi nhé, nửa còn lại thái nhỏ tùy thích.
Bước 3: Băm nhỏ chỗ thịt tôm vừa đập, nhưng nhớ là đừng nhỏ quá nhé. Cho tôm vào tô, nêm 2 thìa bột năng, một chút muối, tiêu, đường và nước ép hành tỏi. Trộn đều các nguyên liệu với nhau và cho vào tủ lạnh từ 2 đến 4 tiếng (hoặc qua đêm) cho tôm được săn lại, dễ nắn thành hình và khi ăn miếng tôm sẽ giòn hơn
Bước 4: Lấy tôm ra và vo thành viên tròn, trước khi vo nhớ xoa ít bột năng vào tay cho đỡ dính, sau đó ấn dẹt viên tôm xuống.
Bước 5: Đánh tan lòng đỏ trứng gà với một chút nước, nhúng miếng tôm vào hỗn hợp lòng đỏ trứng. Lăn miếng tôm qua bột chiên xù rồi cho vào chảo rán vàng 2 mặt.
Cuối cùng chúng ta chỉ cần Kẹp nhân tôm vào bánh burger. Bánh burger cắt đôi. Phết bơ vào 2 mặt. Rau xà lách rửa sạch để ráo nước. Cho xà lách, mayonaise, nhân tôm, thêm sốt cà chua hay tương ớt. Cuối cùng kẹp 2 miếng bánh vào và thưởng thức. Chúc các bạn thành công!

Học cách chế biến món bò sốt vang đãi cả nhà

Là một món ăn có cách làm khá kì công món thịt bò sốt vang là món ăn ngon, hấp dẫn nhưng lại thường không được nhiều người lựa chọn để tự tay chế biến ở nhà vì vậy đến với chuyên mục  dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội  hôm nay sẽ giúp bạn tìm kiếm một công thức nấu món bò sốt vang ngon, đơn giản, tiết kiệm thời gian, chúng ta hãy cùng tham khảo cách làm này nha.
Nguyên liệu:
- 500gr thịt bò, chọn loại có gân sẽ ngon hơn
- 1 củ cà rốt, 2 củ khoai tây
- 1 củ tỏi, thanh quế, cà chua, gừng
- 1 quả cà chua
- 2 thìa nước sốt cà chua
- 1 bát con rượu vang
- Nước mắm, tiêu, muối, bột nêm, đường, ngũ vị hương
Hướng dẫn cách làm:
Bước 1: Thịt bò rửa sạch sẽ, thái miếng to sau đó đun 1 nồi nước sôi thì cho thịt bò vào chần sơ qua, vớt ra rửa lại cho sạch.
Bước 2: Cho thịt bò vào tô, thêm nước mắm, muối, tiêu, gừng cạo vỏ đập dập, 1 chút tỏi băm, ngũ vị hương, đường, rượu vang, quế sau đó trộn đều và ướp thịt 40 phút cho ngấm gia vị.
Bước 3: Cà rốt nạo sạch vỏ rồi khứa hình bông hoa, thái miếng dày. Khoai tây nạo vỏ thái miếng to, rửa lại cho sạch. Cà chua thái hạt lựu.
Bước 4: Đặt nồi lên bếp cùng với 2 thìa dầu ăn, khi dầu nóng thì cho tỏi vào phi cho thơm sau đó cho cà chua vào xào tới khi cà chua chín mềm mới đổ bát thịt bò đã ướp gia vị vào xào chung.
Bước 5: Thêm nước sốt cà chua và đổ nước sôi xâm xấp mặt thịt rồi hầm cho thịt bò chín mềm, cho khoai tây, cà rốt vào hầm thêm 10-15 phút nữa, nêm lại gia vị cho vừa miệng là tắt bếp. Múc thịt bò sốt vang ra tô để thưởng thức ngay khi còn nóng nhé.
Chúc mọi người thành công và ngon miệng nhé!

Bí kíp nấu thịt đông đưa cơm cho cả nhà

Chuyên mục dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội hôm nay sẽ chia sẻ bí kíp nấu món thịt đông chân giò cho mọi người nha.Thịt đông là món ăn quen thuộc của người miền Bắc mỗi khi đông đến, xuân về. Đây là món ăn giàu chất đạm nhưng ăn lại không ngán, ngấy. Chỉ với vài bước đơn giản thôi chúng ta sẽ có cách nấu thịt đông ngon và nhanh nhất cho cả gia đình. Không những thế, chúng ta sẽ có một món ăn ngon tuyệt đãi khách trong những ngày Tết.
Nguyên liệu:
- Thịt chân giò lợn còn nguyên bì: 1kg
- Cà rốt:1 củ
- Mộc nhĩ: 30g
- Nấm hương: 20g
- Hành khô: 1 củ nhỏ
- Hạt tiêu, gia vị.
Cách làm:
Bước 1: Cạo bì thật sạch cho hết lông rồi thái miếng vuông cỡ vừa ăn. Ướp thịt với một ít gia vị cho ngấm. Chú ý: Thịt đông thường có vị hơi nhạt để đảm bảo thanh mát.
Bước 2: Mộc nhĩ và nấm hương ngâm nở, rửa sạch, cắt bỏ chân. Cà rốt thái hoa rửa sạch. Sau đó đem mộc nhĩ thái sợi, nấm cắt đôi.
Bước 3: Phi thơm hành rồi cho thịt vào xào cho ngấm. Tiếp đó đổ nước xâm xấp mặt thịt, ninh nhỏ lửa, chú ý vớt bỏ bọt để thịt đông được trong. Sau khi ninh nhừ thịt thì cho tiếp mộc nhĩ và nấm hương vào đun tiếp cho chín.
Bước 4: Đổ thịt đông ra bát hoặc khuôn đẹp, rắc một chút hạt tiêu lên bề mặt. Đợi khi thịt nguội, đông cứng, nước trong veo thì mang ra ăn được.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Nấu chân giò hầm thuốc bắc bổ dưỡng cho gia đình

Nấu cỗ tại nhà ở hà nội cùng bạn làm món Chân giò hầm thuốc bắc là một trong những món ăn quen thuộc và khá bổ dưỡng, đặc biệt là đối với những người vừa ốm dậy hay đối với các bà bầu. Để làm thành công món ngon bổ dưỡng này, ngoài việc chuẩn bị các nguyên liệu thật chuẩn, thật kỹ thì công thức thực hiện cũng là điều bạn cần quan tâm.

Bài viết dưới đây, dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ chỉ cho bạn cách nấu món chân giò hầm thuốc bắc ngon như hàng cho gia đình nhé.
Nguyên liệu cần chuẩn bị:
- 1 chân giò heo
- 1 gói thuốc bắc
- 100g nấm hương
- 150g củ năng
- 100g hạt sen tươi
- 50g bạch quả tươi
- Lá quế, ngò rí, hành tím
- 1 trái dừa tươi
- 2 muỗng canh nước cốt hành tím
- Gia vị: hạt nêm, bột ngọt, muối, dầu ăn, nước tương
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế chân giò
Chân giò mua về bạn rửa sạch. Nếu có điều kiện, bạn có thể nướng qua phần móng giò này. Tiếp đến, bạn cho chân giò vào ướp với hạt nêm, mắm và một chút dầu ăn chừng 15 – 20 phút cho ngấm.
Bước 2:
- Ngâm cho nở, cắt chân rồi đem rửa sạch. Rửa xong, bạn vớt nấm ra và để cho ráo.
- Đem rửa sạch với nước để loại bỏ bụi bẩn rồi sau đó cũng vớt ra và để cho ráo nước.
Bước 3: Hầm chân giò với thuốc bắc
- Cho phần thuốc bắc đã rửa sạch vào trong chiếc nồi hầm. Nếu bạn có nồi đất thì sẽ rất phù hợp, nếu không thì bạn có thể cho vào nồi bình thường cũng được.
- Cho thuốc bắc vào xong, bạn cho phần nước dừa xiêm và khoảng 150ml nước lọc vào và đun sôi.
- Khi nước sôi và bắt đầu chuyển qua màu đỏ nâu, bạn cho phần chân giò vào và bắt đầu hầm.
- Đun nhỏ lửa liên tục như vậy cho đến khi phần thịt chân giò chín mềm thì bạn nêm gia vị cho vừa ăn..
Vậy là sau tầm chưa đầy 1 giờ đồng hồ chúng ta đã có ngay 1 món ăn rất ngon và bổ dưỡng cho cả nhà rồi. Cùng mọi người thưởng thức thôi.
Chúc mọi người thành công và ngon miệng nhé!

Làm tôm chiên hoàng bảo cho lũ trẻ mê mẩn

Cùng với các loại cá, thì tôm chính là một trong các loại thủy sản được sử dụng khá phổ biến trong bữa cơm hàng ngày của người dân Việt Nam. Trong số đó các bạn không thể nào không kể đến cách chế biến tôm chiên hoàng bào – một món ăn với cái tên mĩ miều hoa mỹ và sang trọng. Hãy vào bếp ngay với dịch vụ nấu cỗ tại nhà hà nội của chúng tôi để cùng nhau chia sẻ cách làm món tôm chiên hoàng bà này nhé!
Nguyên liệu
+ Tôm sú: 8 con
+ Khoai tây, bột chiên giòn: 50g
+ Mayonnaise, sốt chua ngọt
+ Trứng vịt  muối: 1 quả
+ Hành hoa, rau mùi, dưa chuột, cà rốt: 1 ít
+ Que xiên, gia vị. tiêu, hạt nêm, đường
Cách làm
Bước 1: Sơ chế sạch sẽ các nguyên liệu.
Bước 2:  Tôm sau khi làm sạch. Xiên vào que xiên. Tẩm ướp cùng với một ít muối, tiêu.
Bước 3: Tôm đã tẩm ướp lăn qua bột chiên giòn. Lấy sợi khoai tây dài cuốn lại bao kín tôm. Sau đó lại tiếp tục lăn qua một lớp bột cho tôm. Cho tôm vào tủ đá, khi nào ăn thì đem chiên.
Bước 4: Đun sôi chảo dầu, cho tôm vào chiên qua một lần. Sau đó, chiên lại lần hai để tôm giữ được độ giòn. Khi chiên phải ở lửa to.
Bước 5: Cho tôm ra đĩa, lấy lòng đỏ của trứng muối rây qua rây để tạo hình đẹp. Trang trí cùng với cà rốt, dưa chuột và hoa hành lá.
Vậy là món  tôm chiên hoàng bào cho cả nhà và lũ trẻ đã hoàn thành chỉ sau 5 bươc rất đơn giản.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Cơm trưa lạ miệng với món canh khổ qua nhồi thịt và sườn rim

Bữa trưa giúp bạn và gia đình bổ sung năng lượng học tập và làm việc cho buổi chiều đầy vất vả, còn gì hơn là được thưởng thức sườn rim mắm và canh khổ qua thanh mát. Bạn đã sẵn sàng cùng các đầu bếp của nấu cỗ tân gia tại hà nội chuẩn bị học cách làm ngay nào
1. Canh khổ qua nhồi thịt
Khổ qua còn được gọi là mướp đắng, cẩm lệ chi, lương qua, mướp mủ… Khổ qua được nhiều người yêu thích vì có công dụng làm mát, giải nhiệt cơ thể. Ăn khổ qua có thể thanh nhiệt.
Khổ qua rửa sạch, bỏ ruột, cắt khúc. Nấm mèo ngâm nở, rồi rửa sạch vào cắt nhuyễn. Trộn nấm mèo với thịt, mọc và nêm ít hành tím băm nhuyễn, tiêu, nước mắm, bột ngọt, ít ớt băm nhuyễn, trộn đều. Sau đó, nhồi thịt vào khổ qua, bắc nước sôi nêm muối và ít bột ngọt rồi cho khổ qua vào, đun đến khi khổ qua mềm. Nhớ vớt bọt để nước canh được trong. Thêm 1 muỗng canh nước mắm để món canh đậm đà vào ngon miệng hơn. Tắt bếp và rắc hành ngò lên trên.

Sau đó, nhồi thịt vào khổ qua, bắc nước sôi nêm muối và ít bột ngọt rồi cho khổ qua vào, đun đến khi khổ qua mềm. Nhớ vớt bọt để nước canh được trong. Thêm 1 muỗng canh nước mắm để món canh đậm đà vào ngon miệng hơn. Tắt bếp và rắc hành ngò lên trên.
2. Sườn rim mắm ớt
Sườn non chặt nhỏ vừa ăn. Bắc nồi nước sôi có ít muối rồi chần sơ sườn, rửa lại bằng nước lạnh, để ráo. Cho dầu vào bếp, chiên vàng miếng sườn. Trong lúc chiên, hòa hỗn hợp sốt: 2 muỗng canh nước canh, 2 muỗng canh đường, 2 muỗng canh nước cốt me, 1 muỗng cà phê tỏi băm nhuyễn, 1/2 muỗng cà phê ớt, 1/2 muỗng cà phê bột ngọt, trộn đều. Khi sườn vàng, chắt phần dầu trong chảo ra, và cho nước sốt đã pha vào sườn, vặn nhỏ lửa. Rim đến khi nước sốt keo lại là hoàn tất. 
Với 2 món chính trên bạn ăn kèm cơm là cả nhà đã có được bữa trưa đầy đủ dinh dưỡng  ngon lạ miệng rồi, hãy làm ngay đổi thực đơn cho cả nhà vào bữa ăn tới nhé mọi người.

Đổi vị buổi sáng với món bánh mì chả cá

Bánh mì kẹp chả là món ăn đặc sản của người dân thành phố biển du lịch Nha Trang, cái vị giòn giòn thơm thơm của bánh mì, hương vị lạ miệng khi kết hợp cùng chả cá, chắc chắn sẽ là trải nghiệm khó quên của những người yêu ẩm thực. Bạn có muốn chuẩn bị buổi sáng với món ăn trên cho cả nhà không nào?
Cùng với đặt cỗ tại nhà hà nội của Tiệc Hưng Thịnh học cách làm món bánh mì chả cá ngay nào
a.Cách làm chả cá
- Cá thu 1 kg
- 3 nhánh hành lá
- Dầu ăn
- Hạt nêm, muối, nước mắm, tiêu
- 1 thìa cafe đường
- Thịt xay 200gr
- 1 nắm rau thì là
- 2 củ hành khô
Bước 1: Sơ chế cá, dùng dao lách để lấy phần xương cá ra. Sau đó nạo phần thịt cá ra bằng thìa và cho ra bát.
Bước 2: Cho phần thịt cá đã lóc vào xay cùng với thịt. Lấy ra và ướp cùng hạt nêm, đường, nước mắm, hạt tiêu rồi trộn đều lên và để ngấm trong 15 phút .
Bước 3: Băm nhuyễn hành khô, thái nhỏ hành lá và thì là. Sau đó cho vào máy xay cùng phần thịt cá đã được ướp xong và thêm một chút dầu ăn. Tiếp theo ngừng máy xay và cho thêm thì là và hành lá vào rồi bật thêm một lúc để phần cá và các nguyên liệu được quyện đều và nhuyễn mịn là được.
Bước 4: Lấy thịt cá xay ra và viên thành từng viên cá và để bẹp dẹt. Sau đó, chuẩn bị một nồi hấp và tiến hành hấp cá viên trong khoảng 15 phút là cá chín.
Bước 5: Để phần cá nguội bớt rồi chuẩn bị một chiếc chảo chống dính. Cho dầu ăn vào và đợi dầu sôi thì thả chả cá vào rán, 2 mặt chả chín vàng đều là có thể hoàn thành rồi.
b. Cách làm chả cá bánh mì
Nguyên liệu cần chuẩn bị
- 1 thìa giấm
- 1 thìa cafe đường trắng
- 1/2 thìa cafe tiêu
- 2 thìa cafe tương ớt
- 1 quả ớt
- 1 ổ Bánh mì
- 1 lát Chả cá thác lác hoặc chả cá bạn thích
- 1/4 củ cà rốt
- 1/4 củ cải trắng
- 2 nhánh rau mùi
Các bước thực hiện:
Bước 1: Sơ chế các nguyên liệu
Rửa sạch củ cải trắng và cà rốt, gọt sạch vỏ. Thái sợi cà rốt và củ cải trắng hoặc dùng nạo để nạo sợi cho  đều.
Bước 2:
Lấy phần chả cá ra và cắt lát hoặc thành những miếng vừa ăn
Chuẩn bị một chiếc chảo chống dính, cho dầu ăn vào và vặn lửa vừa, đợi dầu sôi thì cho chả cá vào chiên. Chiên chả cá chín vàng đều hai mặt là đã có thể tắt bếp. Đặt giấy thấm dầu lên đĩa rồi gắp chả cá ra.
Bước 3:
Bánh mì bạn có thể dùng loại bánh mì dài rồi cắt ngắn hoặc ổ bánh mì thường và đặc ruột sẽ mềm và dễ ăn hơn.
Cắt 1 bên bánh mì để cho nhân vào, phết tương cà, rắc muối tiêu và cho tương ớt vào trong bánh mì (hoặc nếu bạn nào thích ngậy ngậy béo béo có thể cho thêm sốt mayonnaise).
Bánh mì chả cá, món ngon khởi phát từ những thành phố biển đã trở nên quen thuộc với cư dân thành phố lớn như Nha Trang, Sài Gòn và ở tại Hà Nội cũng được nhiều người người yêu thích từ nhiều năm nay. Vị ngon của chả cá chiên kết hợp với ổ bánh mì nóng giòn tạo nên một hương vị thật độc đáo mà không loại bánh mì nào có thể sánh được.

Món ngon cuối tuần thịt bò hầm bắp non

Cuối tuần là khoảng thời gian bạn được nghỉ ngơi sau những giờ làm việc căng thẳng, có nhiều cách thư giãn có thể đi chơi thể thao, đi shoping hay đơn giản vào bếp làm những món ăn ngon cho cả nhà cùng thưởng thức
Hôm nay các đầu bếp của nấu cỗ tại nhà hà nội sẽ hướng dẫn mọi người làm một món ăn ngon đặc sắc mà chỉ nghe đến thôi cũng đã thèm rồi, món đó chính là thịt bò hầm bắp non
A. Nguyên liệu
Hành lá, ngò rí
Hạt nêm, muối
Đường, tiêu, dầu ăn
300g thịt bò
200g bắp non
50g nấm rơm
Tỏi, gừng
B. Cách làm
Cách 1:
– Thịt bò rửa sạch, cắt miếng vuông. Bắp non rửa sạch, cắt đôi. Nấm đông cô rửa sạch, xả qua nước ấm, để ráo. Ướp thịt bò với ít hạt nêm, muối, đường, tiêu trong 5 phút. Gừng gọt vỏ, đập dập, bằm nhuyễn.
– Bắc nồi nóng, rưới 2 muỗng súp dầu ăn, phi thơm tỏi, cho thịt bò vừa ướp vào xào săn, sau đó cho nước lọc vào nấu trên lửa vừa, bò gần chín mềm cho bắp non, nấm đông cô vào nấu chín. Nêm ít muối, hạt nêm, đường cho vừa ăn. Múc canh ra tô, trang trí với ngò rí, dùng nóng.
Cách 2:
- Thịt bò sơ chế sạch sau đó thái quân cờ nhỏ.
- Ngô rửa sạch, cắt thành những khúc cỡ 2cm.
- Hành tây thái miếng nhỏ cho vào chảo có dầu nóng phi thơm. Cho thịt bò vào xào cho miếng bò săn, nêm một thìa bột canh.
Tiếp tục cho 2 bát nước và thêm 2 thìa bột ngô (hoặc bột đao) đã khuấy tan đều trong nước. Khi nước sốt bắt đầu sền sệt thì nêm thêm gia vị cho vừa miệng. Cho vào nồi áp suất đun trong 20 phút thì tắt bếp và ủ thêm 30-40 phút là thịt bò và ngô chín mềm.
Vậy là chúng ta đã có trong tay công thức làm món bò hầm bắp non cực ngon, bạn có muốn thử không? Hãy vào bếp và áp dụng ngay nào…
Còn rất nhiều công thức nấu ăn ngon nữa được chúng tôi chia sẻ, các bạn hãy theo dõi và cập nhật trên trang hàng ngày nhe

Hướng dẫn làm món bò lúc lắc khoai tây thơm giòn

Bò lúc lắc khoai tây là món ăn khoái khẩu của nhiều chị em đặc biệt là các bạn trẻ vừa được thưởng thức vị thơm ngon của thịt bò, vị giòn giòn của khoai tây. Thịt bò chứa nhiều chất bổ dưỡng rất tốt cho sức khỏe, dễ ăn lại hợp khẩu vị với nhiều người trong khi khoai tây là loại củ lành tính cũng rất tốt cho bạn
Món bò lúc lắc khoai tây chiên ngon cực mềm mà chúng tôi sẽ chia sẻ với bạn từ cách chọn nguyên liệu sơ chế, cách thực hiện làm cho tới khâu trình bày một đĩa thức ăn thật ngon kích thích vị giác của nhiều người. Nhiều bà nội trợ vẫn thắc mắc rằng, tại sao đầu bếp nhà hàng chuyên nghiệp vẫn luôn mang tới cho thực khách của mình một đĩa bò lúc lắc vừa ngon lại vừa đẹp mắt, dễ thôi mà, chả có gì khó khăn cả, nếu bạn học được các bí kíp được trình bày trong bài viết này, chắc chắn thịt bò sẽ chín mềm, giữ lại được tất cả chất dinh dưỡng cần thiết, thêm rau củ ăn kèm nữa là ngon số dzách, sẵn sàng đãi cả nhà hay bạn bè dịp cuối tuần rồi.
A.Nguyên liệu
- Cà chua 1 trái
- Ớt chuông xanh: một quả
- Ớt chuông Đà lạt đỏ: một quả
- Tỏi khô
- Miếng thịt bò: 500 gram
- Khoai tây: ba củ bự
- Củ hành tây: 1 củ
- Ngò mùi, xà lách, quả chanh
- Gia vị: dầu, dầu hào, bột nêm, muối iot, mì chính, tiêu bột….
B. Cách làm
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
Củ hành tây bóc sạch vỏ, cắt thành từng miếng vuông vừa, bỏ vô chậu nước muối trắng pha loãng chần, sau đó bỏ ra rá để khô bớt nước. Trái cà chua, ớt chuông xanh, quả ớt chuông đỏ cũng xắt miếng hình vuông, tuy vậy tất cả quăng hết phần hạt đi nhá.
Củ khoai tây gọt sạch vỏ, rửa qua sơ cùng với muối trắng hòa tan sau đó xắt sợi nhỏ giống như chiên khoai bình thường. Xắt được chừng nào thì cho vô cái thau nước đá để ngâm ha, mục đích để khoai tây giữ được vàng đẹp không bị thâm đen. Ngâm độ 1/2h thì chúng mình bỏ ra, cho vô một cái hộp đặt trong tủ lạnh khoảng 1 giờ.
Tỏi lột sạch vỏ, băm nát., ngò mùi, xà lách nhặt quăng lá vàng, rửa sạch, bỏ ra cái rá cho hết nước. Chanh thái miếng bỏ vào cái chén nhỏ.
Bước 2: Chế biến bò lúc lắc
Để cái chảo chiên lên bếp, bỏ dầu vào đun sôi thì trút tỏi vào phi thơm, tiếp theo trút theo lần lượt ớt xanh, ớt chuông đỏ, hành, cà chua vào hết. Cho thêm ít hạt nêm, dầu hào vào trộn nhanh tay, rồi tắt lửa.
Dùng một cái chảo chống dính khác, bỏ dầu vào đun, cũng phi tỏi vàng lên rồi đổ thịt vào xào cho săn chắc, nêm nếm thêm muỗng dầu hào sau đó bật bếp vừa phải nấu chừng ba phút. Sau ba phút, trút chảo hỗn hợp rau củ qua xào cùng với bò, bây giờ bật bếp lớn xào nhanh, nêm và nếm lại thêm một lượt nữa sau đó nhắc xuống.
Bước 3: Chiên khoai tây giòn
Để 1 chảo dầu lên bếp, vặn lửa to đun cho dầu sôi to lên, rồi bỏ khoai tây vào chiên nhé, chiên vàng lên thì lấy ra bỏ vô tấm giấy thấm dầu.
Chờ cho khoai tây nguội bớt thì bỏ vào cái hộp đậy kĩ nắp lại, giữ sao cho chúng được giòn nha mọi người.
Bước 4: Làm bò lúc lắc
Để cái chảo chiên lên bếp, bỏ dầu vào đun sôi thì trút tỏi vào phi thơm, tiếp theo trút theo lần lượt ớt xanh, ớt chuông đỏ, hành, cà chua vào hết. Cho thêm ít hạt nêm, dầu hào vào trộn nhanh tay, rồi tắt lửa.
Dùng một cái chảo chống dính khác, bỏ dầu vào đun, cũng phi tỏi vàng lên rồi đổ thịt vào xào cho săn chắc, nêm nếm thêm muỗng dầu hào sau đó bật bếp vừa phải nấu chừng ba phút. Sau ba phút, trút chảo hỗn hợp rau củ qua xào cùng với bò, bây giờ bật bếp lớn xào nhanh, nêm và nếm lại thêm một lượt nữa sau đó nhắc xuống.
Vậy là món bò lúc lắc khoai tây nóng giòn thơm ngon đã xong chúng ta đã có thể thưởng thức ngay rồi, hãy vào bếp và bắt tay làm ngay bây giờ nhé mọi người.
>>> tìm hiểu thêm dịch vụ: nấu cỗ tại nhà ở hà nội
 
Dịch vụ nấu cỗ tại nhà | Đặt cỗ tại nhà ở hà nội | Nấu cỗ tại nhà ở hà nội| nấu cỗ cưới ở hà nội \\\ TIỆC HƯNG THỊNH | Đặt tiệc tại nhà Call Hotline: 0911 21 2468

Copyright© Nhà hàng Hưng Thịnh - Hotline: 0911 21 2468 - Email: tiechungthinh@gmail.com | ADD: Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
 Gọi đặt cỗ: 0911 21 2468