0911.21.2468
Xem thêm

Chuyên mục: am thuc

Hưỡng dẫn làm thạch hoa quả siêu ngon mùa hè

Mùa hè nắng nóng oi ả đã đến cũng là lúc những món ăn tươi mát như kem hay thạch được nhiều người tìm kiếm công thức để làm cho cả gia đình ăn. Thạch trái cây không chỉ bổ dưỡng mà còn mát lạnh là thức ăn cũng có thể làm đồ uống cực kỳ đặc sắc cho mọi người
Hầu hết cả người lớn và trẻ em đều thích thưởng thức hương vị thơm ngon, mát lịm của những bát thạch rau câu xen lẫn hương vị thơm ngon của nhiều loại trái cây. Cùng với đó, đây là món ăn có hình dáng vô cùng bắt mắt, lung linh, sẽ ấn tượng hơn khi thưởng thức. Dưới đây nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ chia sẻ công thức đơn giản cho cả nhà cùng chế biến
Nguyên liệu:
1 gói bột rau câu dẻo
1 gói nước cốt dừa
Đường: 300g
Dừa xiêm: 1 quả
Trái cây: dứa, thanh long, xoài, dâu tây, cam, có bạn thể thêm các loại trái cây khác tùy theo sở thích của mình: mỗi loại 150g.
Khuôn làm rau câu.
Sơ chế nguyên liệu
Bạn hòa gói nước cốt dừa với 50ml nước lạnh, rồi đánh cho tan bột.
Dừa xiêm bạn bổ đôi, rồi lấy khoảng 300ml nước dừa để riêng và phần cùi dừa thì bạn nạo thành sợi để trang trí lên rau câu.
Hoa quả thái hạt lựu
Cách làm thạch rau câu hoa quả
Bạn cho hỗn hợp bột rau câu với 300g đường, 300ml nước dừa xiêm cùng với 1 lít nước, bạn khuấy tan và để trong 20 phút cho hỗn hợp tan hết hoàn toàn trong nước,làm như vậy rau câu mới không bị vón cục.
Sau đó bạn đun hỗn hợp này trên bếp, khi nước đã sôi, bạn cho nước cốt dừa đã được hòa tan vào và tiếp tục đun sôi tiếp thêm 5 phút nữa.
Dùng muỗng vớt phần bọt và lớp màng mỏng phía ở phía trên nồi nước ra để rau câu có độ trong tự nhiên. Sau đó bắc hỗn hợp ra ngoài và để nguội.
Bạn cho một lớp dừa nạo phía dưới khuôn làm rau câu, rồi đổ lên khuôn một lớp hỗn hợp rau câu đã nấu chín, bạn đợi phần rau câu mới đổ đông lại trong khoảng 5 – 7 phút, để kiểm tra xem rau câu đã đông hay chưa bạn sờ nhẹ tay vào mà không bị kết dính là được.
Bạn cho tiếp trái cây gồm xoài, dâu tây và cam lên trên và đổ rau câu vào theo từng lớp một. Cần lưu ý là bạn phải để lớp trước đông lại mới đổ tiếp lớp sau.
Bạn cũng có thể chế biến bằng phương pháp cho 1 lít nước, đường và bột rau câu vào tô, khuấy đều cho bột và đường tan. Ngâm hỗn hợp khoảng 30 phút. Đỗ hỗn hợp rau câu vào nồi, đặt lên bếp đun sôi thì giảm nhỏ lửa. Chia rau câu làm 4 phần, giữ lại ¼ trong nồi còn lại đổ ra âu. Sau đó cho 10g nước cốt dừa vào khuấy đều.
Món thạch rau câu thơm mát, giòn giòn lại điểm thêm vài miếng trái cây theo mùa hứa hẹn sẽ là món ngon cho mùa hè này. Phần trái cây bạn hoàn toàn có thể linh hoạt thay đổi để phù hợp với khẩu vị gia đình nhé!

Học cách làm món tôm sú bỏ lò nướng phô mai cho cả nhà thưởng thức

Tôm sú bỏ lò nướng phô mai ngon khó cưỡng các bạn đã thử chưa. Với tôm thì chúng ta có thể chế biến rất nhiều món ăn nhưng hôm nay dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ hướng dẫn các bạn làm một món cực kì ngon và lạ miệng đó là tôm nướng phô mai để các bạn đãi gia đình mình vào những buổi tiệc nhé!
Mùi thơm của phomai, của tôm nướng kết hợp với vị béo ngậy của phomai, độ dai của thịt tôm sẽ làm các thực khách không thể cưỡng lại được.
Nguyên liệu:
- Tôm sú tươi: 500g
- Phô mai: 200g
- Hạt tiêu
- Muối
- Tỏi khô
- Rau mùi
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế
Tôm sú rửa sạch, bỏ phần bẩn trên đầu, bóc vỏ phần thân tôm, nhưng để lại phần vỏ đầu tôm và đuôi tôm cho đẹp mắt. Tiếp đó dùng dao chẻ dọc lưng tôm rồi bỏ chỉ đen, sau đó cắt sâu xuống lưng tôm để tách làm đôi. Lưu ý khi tách đôi tôm không nên tách rời mà chỉ tách để tạo thành rãnh.
Trộn lượng phô mai tùy sở thích, thêm 50gr bơ lạt, 10gr tỏi băm, 1 muỗng tiêu đen xay, 1 muỗng hạt nêm, lấy muỗng hoặc xiên trộn đều.
Rau mùi nhặt bỏ rễ, rửa sạch
Bước 2: Ướp tôm
Cho tôm đã sơ chế ra bát to + 1/2 thìa cà phê muối + 1/2 thìa cà phê hạt tiêu xay nhỏ + tỏi băm nhỏ rồi trộn đều, ướp khoảng 5 – 7 phút cho thịt tôm ngấm đầy đủ gia vị.
Khi tôm đã ngấm đều gia vị thì xếp tôm ra đĩa to, quết sốt phô mai vào bên trên lưng tôm.
Bước 3: Nướng tôm
Cho tôm vào lò nướng và nướng ở nhiệt độ 180 độ C. Khi nướng được 15 phút là tôm bắt đầu chín tới. Mở lò ra xem nếu tôm chín đỏ hồng, thịt tôm chín săn lại, phô mai bên trong tôm đã tan chảy hòa quyện vào tôm là được.
Hoặc không bạn chuẩn bị vỉ nướng bọc lớp giấy bạc cho lên bếp, xếp tôm lên nướng tầm 20p.
Chú ý: Vì tôm đã bóc hết vỏ nên khi tiến hành nướng tôm bạn nên nướng trong lò nướng, không nên nướng lò than dễ bị cháy và làm món ăn không ngon.
Bước 4: Xếp tôm ra đĩa cho vài ngọn mùi vào giữa rãnh của tôm để trang trí cho món ăn tôm nướng phô mai đẹp mắt, hấp dẫn hơn
 Ăn kèm với 3 món chân gà rang muối, rút xương, rim sa tế thì sẽ rất tuyệt vời đấy !
Món ăn dùng nóng, ăn với cơm và chấm với tương ớt cay rất ngon bạn nhé.
Chúc mọi người thành công và ngon miệng nhé!

 

Cách làm món xôi chim bồ câu tại nhà ngon hơn mẹ nấu

Những món ăn được chế biến từ thịt chim bồ câu luôn là những món ăn cực kỳ bổ dưỡng và tốt cho cơ thể, đặc biệt trong những ngày thời tiết giao mùa thế này thì chẳng còn gì quý hơn các mẹ nhỉ. Dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ chia sể cho bạn cách làm món xôi chim bồ câu ngon hơn mẹ nấu nhé. Xôi chim bồ câu cũng là món ăn bổ dưỡng như vậy, thịt chim bồ câu vừa ngọt vừa thơm thấm sâu vào từng hạt gạo nếp được nấu khéo, dẻo thơm "tới tận hạt cuối cùng".
Nguyên liệu:
- Gạo nếp
- Chim bồ câu
- Hạt sen
- Mỡ gà
 - Gia vị đầy đủ
- Hồi hấp xôi
Cách làm:
Bước 1: Sơ chế nguyên liệu
- Gạo nếp chúng ta đem ngâm trong nước khoảng 2 giờ đồng hồ , nếu có thời gian chúng ta ngâm qua đêm để sáng hôm sau nấu là tiện nhất, bước này giúp  cho gạo mềm ra, khi đem khi hấp gạo nếp dẻo, thơm, ngon. Sau đó chúng ta sóc chút muối vào gạo nấu được đậm đà hơn.
- Cách thịt chim hơi phức tạp : Chúng ta bắt chim nhưng không phải dùng dao cắt tiết giống các loại gia cầm khác, chỉ cần vặt lông cho sạch, nhúng qua 1 chút nước sôi để vặt lông. Do thịt và phần da con chim rất mỏng nên chúng ta hạn chế dội nước sôi vào phần mình con chim khiến chim bị hỏng da. Sau khi vặt xong lông  xong, chúng ta dùng dao cắt khoanh phần hậu môn, dùng tay kéo phần họng con chim ra, khi lấy ra chúng ta cẩn thận tránh vỡ ruột, khiến món chim không còn còn nữa. (Chú ý vì chim rất nhỏ nên chúng ta bỏ phần nội tạng đi nhé, nếu giữ chỉ cần giữ tim và gan là được.)
- Phần chim: chúng ta chặt miếng ra rồi bắt đầu băm thịt chim cho nhỏ cùng xương, cùng đầu, cổ cánh, tim, gan. Tất cả phải được băm nhuyễn để khi đồ với xôi ăn không bị sậm sật.
- Nếu trong gia đình nếu có trẻ nhỏ không ăn được xương cứng, chúng ta có thể lọc phần xương riêng ra khỏi hóc.
- Hạt sen: Mục đích cho hạt sen để món xôi bùi hơn, tăng chất dinh dưỡng cho món xôi. Chúng ta bỏ phần lõi xanh bên trong hạt sen khỏi đắng sau khi bóc lớp màng bên ngoài.
Bước 2: Nấu xôi chim hấp dẫn
- Chuẩn bị nồi hấp, cho nước vào nồi, đổ phần gạo nếp, dùng tay trải đều gạo khắp nồi, giúp gạo hấp hơi đều hơn. Khi xôi hoảng 15 phút thì chúng ta cho hạt sen vào nồi và bắt đầu hấp lại lần nữa cho hạt sen chín đều trên bề mặt xôi.
- Phần hành tím, chúng ta thái cắt lát mỏng để phi. Cho mỡ gà vào để phi thơm hành lên nhé.
- Cho phần chim vào chảo rang thơm lên, có thể dùng mỡ lúc trước phi hành để rang nhé. Rang đều tay cho thịt vàng thơm, tuy nhiên không để chín quá vì khi ấy thịt chim sẽ quá cứng, ăn sẽ không được mềm. Trong quá trình rang chúng nêm nếm gia vị cho vừa miệng nhé.
Bước 3: Trộn xôi chim hấp dẫn
- Sau khi xôi hấp chín , xôi vàng , dẻo, hạt sen chín thơm, chúng ta đổ phần chim vừa rang thơm vào nồi hấp xôi để trộn đều xôi lên.
- Trong quá trình trộn chúng ta cho thêm mỡ gà vào để cho xôi được béo ngậy. Vì sao chúng ta dùng mỡ gà vì mỡ gà rất béo, ngậy, đặc biệt là thơm ngon. Múc xôi ra bát, rắc hành phi lên bát và bắt đầu thưởng thức.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Học cách làm món bún ngao dọc mùng chống ngấy sau Tết

Nấu bún ngao dọc mùng cho bữa sáng ngon miệng. Sau những ngày Tết với nhiều món ăn ngon khiến bạn bị ngán ngẩm thì thưởng thức bữa sáng với bún ngao dọc mùng thật chẳng còn gì bằng cả. Cùng dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội vào bếp để học ngay cách làm món bún ngao dọc mùng này nhé!
Nguyên liệu:
- Bún
- Ngao tươi sống: 1 ký
- Cà chua: 4 trái
- Dọc mùng, me chua, thìa là
- Gừng, hành củ, muối, hạt nêm.
- Rau sống: hành lá, rau răm, rau thơm, xà lách xoăn.
Cách thực hiện:
Bước 1:
Ngao mua về chà rửa sạch vỏ ngoài rồi ngâm nước muối pha ớt vài tiếng cho nhả sạch chất bẩn. Sau đó rửa ngao cho sạch. Cho ngao cùng gừng vào cái nồi, đổ nước ngập ngao nấu cho tới khi ngao chín há mỏ thì tắt lửa.
Bước 2:
Tách lấy thịt ngao. Vỏ bỏ đi. Nước luộc lọc lại cho sạch cát bẩn. Dọc mùng rửa sạch, tước bỏ vỏ rồi xắt xéo. Các loại rau sống rửa sạch. Me cho vào chén, châm nước sôi rồi dằm cho ra nước cốt, bỏ bã và hột. Cà chua bổ múi cau. Hành củ lột vỏ thái nhỏ, chia ra một phần để phi, một phần để xào.
Bước 3:
Bắc nồi cho 3 muỗng cafe dầu điều, cho hành củ vào phi thơm rồi cho ngao vào đảo nhanh trên lửa to, nêm 1 mcf muối, trộn đều, tắt bếp.  Trút ngao ra ngoài. Làm nóng chảo cho cà chua vào xào chừng 3 phút, châm nước luộc ngao vào đủ dùng, cho tiếp nước cốt me, nấu sôi, nêm nếm lại cho vừa chua ngọt nhẹ nhàng.
Bước 4:
Dọc mùng chần qua nước sôi rồi vớt ra bỏ vào thau có vài cục đá lạnh. Cho ngao trở lại nồi nước dùng, nêm nếm gia vị vừa ăn. Khi ăn xếp bún rồi tới ngao, nước dùng, cà chua, dọc mùng, hành khô phi, hành lá, thìa là… ăn chung với rau sống.
Sau những ngày tết ngập tràn bánh trưng, thịt gà...chỉ với 4 bước đơn giản chúng ta đã có ngay một bữa bún ngao dọc mùng cho cả nhà để chống ngấy.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng nhé!

Tìm hiểu cách bày mâm ngũ quả dịp Tết của các vùng miền

Trước thềm Xuân Kỷ Hợi, hãy cùng dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội tìm hiểu về cách bày mâm ngũ quả ngày Tết của người Việt Nam. Mâm ngũ quả là nét văn hóa truyền thống mỗi dịp Tết đến. Bày mâm ngũ quả đẹp sẽ giúp gia chủ thể hiện lòng thành kính với tổ tiên, đồng thời mâm ngũ quả này sẽ đem may mắn, tài lộc đến cho gia đình.
Tùy vào các vùng miền khác nhau thì mỗi gia đình có cách xếp mâm ngũ quả khác nhau, lựa chọn những loại quả khác nhau để bày lên mâm ngũ quả. Vì vậy, cách bày mâm ngũ quả ngày Tết đẹp, hợp phong thủy và có ý nghĩa tùy thuộc vào phong tục của mỗi vùng miền.
Cách bày mâm ngũ quả miền Bắc
Theo quan niệm, trên mâm ngũ quả thường phải đầy đủ các yếu tố Ngũ hành, với những sắc màu riêng. Mỗi loại quả phải thể hiện được những sắc màu may mắn của ngày Tết; nhưng chủ yếu là 5 loại quả: Chuối -bưởi (phật thủ) - đào (quả trứng gà) - hồng - quất (quýt).
Nải chuối, nhất định phải màu xanh, là không thể thiếu và luôn được bày ở dưới cùng, giống như bàn tay nâng đỡ tất cả các loại quả còn lại. Hình dáng nải chuối và cách bố trí này thể hiện sự chở che. Chính giữa và nhô cao nhất là quả bưởi hoặc Phật thủ.
Những loại quả khác nhỏ hơn được bày xen kẽ bên cạnh, tạo thành dáng chóp hài hòa về màu sắc và bố cục.
Việc bày mâm ngũ quả ngày Tết ở miền Bắc cần tránh một số sơ suất. Ví dụ như khi để đọng nước sau khi rửa, khiến quả nhanh hỏng, hoặc khi mua sớm lại chọn quả chín đẹp nên không để được lâu.
Cách bày mâm ngũ quả miền Trung
Khúc ruột miền Trung nghèo khó, đất đai cằn cỗi, khí hậu khắc nghiệt, ít hoa quả nên người dân nơi đây cũng không quá câu nệ hình thức, ý nghĩa mâm ngũ quả ngày Tết, chủ yếu là có gì cúng nấy, thành tâm dâng kính tổ tiên. Bởi thế, mâm ngũ quả mỗi nhà lại khác nhau, quả gì cũng được, miễn là tươi ngon.
Người miền Trung thường bày mâm ngũ quả theo những loại quả vốn có sẵn ở quê hương chứ không cầu kì như nhiều miền khác. Các loại quả thường thấy là: Thanh long, chuối, dưa hấu, mãng cầu, dứa, sung, cam, quýt…
Cách bày mâm ngũ quả miền Nam
Người miền Nam bày mâm ngũ quả theo mong muốn “Cầu sung vừa đủ xài” ước mong năm mới đủ đầy, sung túc, tương ứng với 5 loại quả: Mãng cầu, sung, dừa, đu đủ, xoài. Ngoài ra, còn có thêm quả thơm (dứa) với mong muốn con cháu đầy nhà và một cặp dưa hấu xanh vỏ đỏ lòng để cầu may mắn.
Ứng với đó, các loại quả thường được bày trên mâm ngũ quả người miền Nam sẽ là Mãng cầu (Cầu), Dừa (vừa), Đu đủ (đủ), Xoài (xài). Ngoài ra, còn bày thêm dứa - cầu con cháu đông đúc (dứa có nhiều mắt con), và dưa hấu - cầu một năm mới nhiều may mắn (xanh vỏ đỏ lòng) cho cả gia đình và người thân.
Một số loại quả khác nữa cũng sẽ được bày trên mâm ngũ quả ngày Tết của người miền Nam như: Lê: Mọi việc đều hanh thông, thuận lợi, ngọt nhanh như lê; Lựu: Tượng trưng ước mong con cháu đầy đàn, đông đúc, nhiều phúc, nhiều lộc; Thanh long: Ý chỉ mây rồng gặp nhau...
Bày trên một khay/mâm rộng, xếp vừa đủ là được. Trên đó, khi bày thì sẽ đặt đu đủ, mãng cầu, dừa trước để lấy thế, rồi sắp xếp những loại quả bé hơn như xoài hay sung tạo hình cho mâm ngũ quả như một ngọn tháp cao. Bày thêm hai, ba quả dứa để tạo thêm thế vững chắc, riêng dưa hấu sẽ đặt hai bên của mâm ngũ quả khi bày xong

Kimbap cuộn rong biển đổi vị cho cả gia đình

Kimbap hay gimbap là món ăn truyền thống của xứ sở Kim chi. Cái tên này theo đúng nghĩa là cơm cuộn lá rong biển. Khi ăn sẽ được cắt thành từng khúc nhỏ với nhiều màu sắc hấp dẫn. Món ăn này hiện tại khá phổ biến dành cho các bạn trẻ. Cùng dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hànội chia sẻ cách làm Kimbap ngay nhé!
Nguyên liệu:
– 1 gói rong biển khô bản to
– Cơm nóng
– Xúc xích
– 2 củ cà rốt
– 2-3 quả trứng gà
– Giấm gạo, đường, muối, dầu mè
– 1 bó rau cải
Cách làm:
Bước 1: Trộn giấm, đường và muối đến khi đường và muối tan hết trong giấm. Trộn đều cơm vẫn còn nóng với phần giấm, có thể cho thêm 1 tbsp dầu mè nếu thích. Dùng khăn ẩm đậy cơm lại và để cơm nguội
Bước 2: Thái cà rốt thành những thanh dài, trần qua cho mềm khoảng 3-5 phút. Đánh trứng gà với một chút gia vị, rán trứng với một chút dầu. Cắt trứng thành những dải dài. Thái xúc xích hoặc giò thành những dải đài. Luộc rau cải với một chút muối và dầu mè.
Bước 3: Chuẩn bị một bát nước đun sôi để nguội. Trải một miếng rong biển lên miếng tre cuốn kimbap. Trải đều khoảng nửa cup cơm lên 2/3 miếng rong biển. Nếu tay bạn bị dính cơm bạn có thể nhúng tay vào bát nước cho đỡ dính, nhưng nên hạn chế việc này thôi nhé!
Bước 4: Đặt phần nhân đã chuẩn bị lên miếng cơm. Vừa giữ các nguyên liệu để không bị xô lệch, từ từ cuộn tròn, vừa cuộn vừa nắn chỉnh cho cuộn cơm thật chặt. Cứ thế cuốn đến hết tấm rong biển.
Bước 5: Xoa một chút dầu mè vào lòng bàn tay rồi xoa lên bề mặt những chiếc kimbap của bạn. Cắt kimbap thành những đoạn với kích thước tùy thích. Bạn có thể nhúng dao vào nước để việc cắt kimbap được dễ dàng hơn!
Để hoàn thành xong món rong biển thật đơn giản đúng không các bạn, chỉ cần bỏ ra 30-45 phút là chúng ta đã có ngay món ăn hấp dẫn và lạ vị cho cả gia đình rồi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!





Bà bầu có nên uống nước dừa trong thời kì mang thai không?

Bên cạnh chế độ vận động thì việc ăn uống cũng được xem là yếu tố then chốt trong của việc kiêng cữ trong thời kì mang bầu. Việc ăn uống đúng cách không chỉ giúp mẹ và bé khỏe mạnh mà còn tránh được những hiểm họa cho sức khỏe của thai phụ và thai nhi. Dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ giúp bạn biết cách sử dụng nước dừa như thế nào trong thời kì mang thai nhé.

Nước dừa – thần dược cho mẹ bầu?
Chúng ta đều biết đồ ăn, thức uống nạp vào cơ thể trong thời gian mang thai là vô cùng quan trọng vì nó ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi. Vì vậy việc ăn uống phải được lựa chọn và một trong những thực phẩm chị em bầu thường không thể bỏ qua đó là nước dừa.
Từ rất lâu, người ta đã truyền tai nhau rằng mẹ bầu uống nước dừa không chỉ tốt cho sức khỏe bản thân mà còn giúp thai nhi sau này có làn da trắng hồng, mịn màng. Chính vì vậy, đây có thể coi là thức uống “thần dược” với phụ nữ mang thai.
Tuy nhiên, cũng có rất nhiều mẹ hoang mang rằng bà tháng đầu không được uống nước dừa vì nước dừa có tính hàn, có thể gây sảy thai và những nguy cơ xấu với mẹ bầu. Vậy thực tế có phải như vậy?
Rất nhiều mẹ bầu cho rằng uống nước dừa sẽ sinh con da trắng.
Nước dừa có gây sảy thai?
Theo các chuyên gia, nước dừa là loại nước uống thiên nhiên sạch, có tác dụng giải khát. Trong nước dừa, ngoài tác dụng giải khát còn chứa nhiều chất khoáng, một tỷ lệ đường nhất định có tác dụng tốt với con người. Với thực phẩm có 4 tính là hàn, nhiệt, ôn, lương thì nước dừa có tính hàn.
Vì vậy với các bà bầu 3 tháng đầu, việc chuyển hóa cơ bản xảy ra mạnh mẽ và phức tạp. Nước dừa có tính hàn khi uống sẽ đưa lạnh vào cơ thể làm cho quá trình chuyển hóa bị giảm đi. Thậm chí, cơ thể sẽ bị lạnh dẫn đến rối loạn về mặt chuyển hóa. Điều này có thể sẽ gây nên những tác động xấu đối với giai đoạn đầu của thai kỳ. Vì vậy, khi mới mang thai mẹ bầu nên hạn chế thức uống này.
Ngoài ra, sở dĩ nước dừa thường được các bác sĩ khuyên không nên sử dụng trong giai đoạn đầu của thai kỳ bởi trong nước dừa ngoài chất khoáng, còn có nhiều chất béo. Bản chất chất béo hơi khó tiêu hóa, uống nhiều có thể gây đầy bụng, khó tiêu, đầy hơi. Bà bầu trong 3 tháng đầu thường có hiện tượng ốm nghén như nôn, chán ăn, buồn nôn, nếu uống nước dừa sẽ làm tăng cảm giác buồn nôn, đầy bụng. Điều này có thể làm gia tăng sự mệt mỏi đối với bà bầu.

Công dụng của nước dừa
Dù vậy, không phải vì những lý do trên mà mẹ bầu “nói không” với nước dừa suốt thai kỳ. Sau 3 tháng, chị em có thể sử dụng nước dừa như một thức uống bổ dưỡng. Khi uống nước dừa đều đặn, bà bầu sẽ được ngăn ngừa chứng viêm đường tiết niệu và giảm nguy cơ sỏi thận bởi nó giúp tăng tiết nước tiểu ở bà bầu. Ngoài ra, tình trạng táo bón, đầy bụng cũng được giảm hẳn nếu bà bầu uống nước dừa thường xuyên.
Nước dừa là thức uống bổ dưỡng cho mẹ bầu nhưng nên hạn chế khi mới mang thai. Nước dừa còn bổ sung lượng chất lỏng và muối bị hao hụt trong cơ thể bà bầu, có tác dụng tốt cho ối thai phụ. Giúp tăng cường hệ miễn dịch bởi nước dừa chứa rất nhiều axit lauric, có tác dụng chống vi khuẩn, virus, giúp bảo vệ cơ thể cả bà mẹ và thai nhi. Đây là điều vô cùng quan trọng bởi cơ thể bà bầu vốn nhạy cảm và hệ miễn dịch rất yếu.
Làm cách nào để bà bầu uống nước dừa đúng cách?
Hạn chế trong 3 tháng đầu: Tam cá nguyệt thứ nhất là khoảng thời gian mẹ bầu hay bị ốm nghén. Uống nước dừa trong khoảng thời gian này có thể làm tình trạng ốm nghén của mẹ diễn ra nghiêm trọng hơn. Đặc biệt không nên uống nước dừa khi cảm thấy mệt mỏi. Bà bầu uống nước dừa 3 tháng cuối là tốt nhất
Không uống nước dừa vào buổi tối: bà bầu uống nước dừa buổi tối có tốt không? Nước dừa là “thuốc” lợi tiểu tự nhiên, giúp ngăn ngừa viêm đường tiết niệu. Cũng vì tính chất này nên mẹ bầu không nên uống nước dừa buổi tối, để tránh ảnh hưởng giấc ngủ. Chính vì thế mà câu hỏi bà bầu nên uống nước dừa lúc nào trong ngày đã được giải đáp.
Tham khảo bác sĩ trước khi uống nước dừa nếu bị huyết áp thấp: Những mẹ bầu có tiền sử suy nhược hoặc huyết áp thấp nên tham khảo ý kiến trước khi uống nước dừa.
Tránh tiểu đường thai kỳ do dùng nhiều nước dừa: Tuy không nhiều nhưng trong nước dừa vẫn có một hàm lượng đường nhất định. Để ngăn ngừa tiểu đường thai kỳ, mẹ chỉ nên uống một lượng nước dừa vừa phải.
Nên chọn dừa còn trong buồng (quày): bà bầu uống nước dừa non hay già là câu hỏi được nhiều người quan tâm. Hiện nay, người ta thường ngâm dừa trong hóa chất để đảm bảo dừa trắng, đẹp trong thời gian dài. Để tránh tình trạng này, mẹ nên lựa dừa còn trong buồng. Không nên để dừa qua đêm và nếu cảm thấy có vị lạ, mẹ cũng đừng tiếc mà uống nhé!.

Lạ miệng với món ếch sào lá lốt đậm chất đồng quê

Cùng  dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ hướng dãn các bạn cách làm món ếch sào lá lốt. Ếch xào lá lốt là một món ăn vô cùng thanh mát. Với tí vị chua chua cay cay hòa cùng mùi thơm đặc trưng của lá lốt, hứa hẹn sẽ giúp bữa cơm gia đình các bạn bỗng trở nên hấp dẫn và lạ miệng hơn rất nhiều đấy nhé.
Nguyên liệu
Thịt ếch : 600g
Lá lốt : 25g
Hành tây: 1 củ
Nghệ cắt lát, hành tím băm vừa đủ
Củ nén: 20g
Đường, ớt khô, nước mắm, dầu ăn
Hạt nêm,Bột ngọt
Giấm gạo lên men
Cách chế biến món ếch xào lá lốt
1.     1.Sơ chế:
 Thịt ếch rửa sạch với muỗi loãng, cắt miếng vừa ăn (chặt rời tứ chi, thân chặt làm tư), ướp vào 2 muỗng nước mắm, 1 muỗng hạt nêm , 2 muỗng bột ngọt trộn đều, để thấm 20 phút.
Hành tây cắt múi cau, lá lốt cắt sợi, củ nén đập dập. Hòa tan hỗn hợp: 1/2 muỗng đường,1 muỗng ớt khô, 1/2 chén nước lọc, 3 muỗng giấm gạo lên men.
2. Thực hiện
Bước 1: Làm nóng dầu cho củ nén, hành tím băm, nghệ vào phi thơm. Cho ếch vào xào đến khi thịt ếch săn lại cho hết phần xốt vào đảo nhanh tay
Bước 2: Đến khi ếch chín cho hành tây vào đảo đều. Cuối cùng cho lá lốt vào đảo đều, tắt lửa
Bước 3: Cho món ăn ra đĩa, ăn cùng với cơm nóng, chấm thêm nước tương và ớt cắt lát tùy khẩu vị.
Chúc bạn và gia đình có bữa cơm tối ngon miệng với món ngon ếch xào lá lốt!

Nấu cỗ tại nhà ở hà nội chia sẻ cách làm món miến trộn ngon mê mẩn

Chuyên mục ẩm thực của dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội hôm nay sẽ chia sẻ cho bạn một món ăn mà chắc chắn mọi người đều mê mẩn đó là món miến trộn.
Miến trộn là món ăn quen thuộc trong ẩm thực Hàn Quốc. Điểm hấp dẫn của miến trộn Hàn Quốc chính là màu sắc và hương vị. Vào những ngày cuối tuần hay bữa cơm quây quần gia đình bạn có thể làm món ăn này để thưởng thức cùng gia đình nhé.
Nguyên liệu:
- Miến
- Thịt bò
- Dưa leo, cà rốt, nấm mèo
- Trứng gà
- Vừng rang
- Đường, mắm, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Đun sôi một nồi nước để trụng miến, khi nước sôi thì cho miến vào khỏang 2 phút rồi vớt ra rổ để miến được ráo nước.
Bước 2: Ngâm nấm mèo với nước ấm, đợi nấm nở thì bạn mang về rửa sạch rồi thái chỉ. Cà rốt gọt vỏ thái chỉ, dưa leo bỏ  ruột thái sợi.
Bước 3: Thịt bò thái mỏng rồi ướp với 1 thìa nước tương, 1/2 thìa dầu ăn, 1/2 thìa cà phê đường, 1/4 thìa cà phê hạt tiêu để khoảng 20 phút cho nấm gia vị.
Bước 4: Trộn 5 thìa nước tương, 1 thìa đường, 4 thìa dầu ăn, 1 thìa mè rang,1 thìa hạt nêm vào 100ml nước trong bát nhỏ. Bắc chảo rồi đun sôi hỗn hợp nước trộn, khi nước trộn sôi thì trút miến vào và xào với lửa to. Đợi khi nước trộn cạn ta tắt bếp và chờ miến nguội.
Bước 5: Trứng gà đập ra bát rồi múc lòng đỏ ra một bát, lòng trắng một bát, đánh đều trứng rồi bắc chảo lên chiên cho trứng chín. Sau khi trứng chín ta thái sợi. Cà rốt và nấm mèo xào sơ trên lửa to, xào nhanh thịt bò trên bếp với lửa lớn.
Bước 6: Bày miến đã xào vào bát rồi bày thịt bò, trứng, cà rốt, nấm, thêm một thìa mè rang lên trên rồi trộn đều là bạn đã có thể thưởng thức món miến trộn thơm ngon và hấp dẫn rồi.
Chúc các bạn ngon miệng và ngon miệng nhé!

Lạ miệng cùng gia đình bằng món Há cảo tôm thịt

Há cảo có mùi vị tươi ngon của tôm thịt cùng lớp vỏ bánh dai dai, hòa quyện cùng nước chấm tạo nên món ăn thơm ngon không thể nào cưỡng lại được. Cùng theo dõi dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội sẽ hướng dẫn cách làm há cảo tôm thịt dưới đây bạn nhé.
Nguyên liệu:
- Tôm tươi
- Thịt xay
- Bột năng
- Nước sôi
- Bột gạo
- Nửa muỗng muối trắng
Cách làm:
Bước 1: Để có món há cảo hấp tôm thịt ngon thì bạn làm phần vỏ bánh phải chú ý để bánh dẻo và mềm nhé. Trộn 2 loại bột gạo và bột năng lại với nhau, bạn cho thêm một chút nước sôi, dùng đũa trộn bột, tới khi bột bớt nóng thì dùng tay nhào, nhào càng nhiều càng tốt cho tới khi bột thật mịn.
Bước 2: Tôm bóc sạch vỏ, bỏ đầu đuôi và lấy bỏ viền đen trên lưng sau đó cắt nhỏ. Cho thịt và tôm vào một cái tô sạch trộn đều, nêm nếm muối, hạt nêm phù hợp với khẩu vị.
Bước 3: Kế đến bạn cho một muỗng dầu ăn vào trong chảo, bắt lên bếp, sau đó cho phần nhân tôm thịt đã sơ chế ở trên vào xào chín, bạn có thể nêm nếm thêm với ít bột nêm cho vừa miệng.
Bước 4: Tiếp tục thực hiện làm há cảo hấp, bạn chia bột ra thành nhiều viện nhỏ, lấy viên bột cán mỏng, sau đó cho nhân vào trong giữa miếng bột rôi gói lại, tém 2 mép của miếng bột cho dính chặt vào nhau để nhân của há cảo hấp tôm thịt không rơi ra ngoài khi hấp.
Bước 5: Sau đó bạn cho há cảo vào xửng rồi đem đi hấp bánh trong khoảng 5 - 10 phút, bạn lấy há cảo ra, bánh há cảo chín sẽ có phần vỏ mềm và trong có thể nhìn thấy phần nhân tôm thịt hồng bên trong trông đẹp mắt, cho vaò đĩa với rau và nước chấm, vậy là bạn có thể thưởng thức há cảo hấp tôm thịt được rồi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

Tìm hiểu về Ketchup - gia vị quen thuộc phương Tây

Ketchup là một gia vị quen thuộc của các nước phương Tây. Thương hiệu nổi tiếng nhất hiện tại phải kể đến Heinz đã có mặt tại VN. Chuyên mục ẩm thực hôm nay dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ cùng bạn tìm hiểu về loại gia vị quen thuộc này nhé.
Ketchup là gì?
Ketchup được hiểu là nước xốt cà chua, đôi khi gọi là catsup. Ketchup là một loại gia vị bình dân ở nhiều nước phương Tây trong các món ăn nhanh như khoai tây chiên, pizza,… Ketchup có vị chua ngọt, mùi thơm nhẹ của cà chua, tiện lợi khi ăn nên rất được ưa chuộng. Ketchup thường được sản xuất từ cà chua chín đỏ cùng một số gia vị khác.
Thông tin thú vị cần biết về Ketchup:
Đố bạn biết thành phần cơ bản của Ketchup gồm những gì?
Theo tìm hiểu của Hoteljob.vn, thành phần cơ bản của ketchup bao gồm: cà chua, giấm, đường, muối, hạt tiêu, đinh hương, quế (nếu thích), hành, cần tây và một số gia vị khác như ngưu chí, húng quế tây,… Thông thường, để làm ketchup ngon đúng chuẩn, các đầu bếp sẽ chọn loại cà chua ngọt Lycopersicon pennellii. Ngoài ra, họ cũng có thể dùng loại cà chua Lycopersicum esculentum có thêm đường để sản xuất ketchup.
Ngày nay, cùng với sự sáng tạo của các đầu bếp và nhu cầu ẩm thực ngày càng cao của thực khách, ketchup đã được biến tấu với nhiều hơn các thành phần trên để đa dạng sự lựa chọn, trong đó có thể kể đến một số thành phần bổ sung như: cá trồng, dầu ăn, tôm hùm, đậu ngắn, dưa chuột, nam việt quất, chanh, nho,…
Các loại ketchup phổ biến:
Mặc dù ketchup được biết đến với tên gọi là xốt cà chua, tuy nhiên, không phải tất cả các loại ketchup hiện nay đều có nguyên liệu chính là cà chua. Tùy theo sở thích và mức độ phù hợp với từng món ăn, các đầu bếp khuyên bạn nên lựa chọn 1 trong 3 loại ketchup phổ biến sau đây:
Ketchup cà chua: được làm từ cà chua và một số thành phần khác như đường, giấm, muối, tỏi, gia vị khác. Đây là loại ketchup truyền thống và có lịch sử lâu đời nhất
Ketchup cà ri: tương tự như cách làm ketchup cà chua nhưng có cho thêm gia vị cà ri vào để tạo ra sự khác biệt với ketchup truyền thống đó là vị cay nhẹ
Ketchup gia vị: được tạo ra bằng cách cho thêm vào ketchup truyền thống các loại rau quả như dưa leo, ớt tây, ớt ta và gia vị khác để tạo nên vị cay nồng đặc trưng với các loại như ketchup barbecue cho món thịt nướng, ketchup steak cho beef steak hay ketchup cay hot chili sauce,… 
Mua Ketchup ở đâu?
Heinz là thương hiệu nổi tiếng nhất thế giới về sản phẩm ketchup tính đến hiện tại và đã có mặt tại Việt Nam. Bạn có thể tìm mua ketchup tại bất kỳ ngôi chợ, tiệm tạp hóa, bách hóa hay các siêu thị lớn, nhỏ. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn, hãy tìm mua ketchup ở những địa điểm uy tín.

Top 5 món ăn đặc sản Tây Bắc mà bạn nên thưởng thức

Ngoài cảnh sắc nên thơ, các tỉnh miền núi phía Bắc còn níu chân người qua bởi những món ăn đặc sản độc đáo. Dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội sẽ chia sẻ cho bạn top 5 món ăn đặc sản Tây Bắc mà bạn nên thử nhé.

THỊT TRÂU GÁC BẾP:
Thịt trâu gác bếp là một những món ăn đặc trưng Điện Biên của đồng bào dân tộc nơi đây. Để làm món thịt trâu ngon, người ta phải lọc cẩn thận hết gân, lọc sạch bạc nhạc, sau đó thái miếng dọc thớ rồi ướp với hỗn hợp gia vị gồm sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ, mắc khén giã nát rồi để khoảng 2-3 tiếng, sau đó lấy que xiên và sấy trên than củi, để xa cho thịt chín từ từ, chín đều.
Thịt được sấy cho đến khi vừa chín để không làm mất vị ngọt của thịt. Khi ăn, người ta hay cho vào chõ hấp lại khoảng 30 phút. Vị ngọt của thịt trâu đượm trong sự đậm đà của các gia vị tạo nên sức hấp dẫn cho đặc sản vùng cao.

THẮNG CỖ:
Đây là món ăn đặc trưng truyền thống của người Mông. Thịt nấu “thắng cố” được chế biến từ thịt bò, thịt trâu, thịt ngựa và thịt lợn. Các bộ phận như: lòng, tim, gan, tiết, thịt, xương được cho vào chảo nước đun nhừ, có thể cho thêm các loại rau. Khi ăn, chảo vẫn để trên bếp đun, ăn đến đâu múc ra bát đến đó.
Đây là món ăn thường được làm vào các ngày lễ hội, lễ ăn thề bảo vệ rừng, những ngày có đông người như hội làng, dòng họ, hay ở chợ phiên.
PA PỈNH TỘP (CÁ GẬP NƯỚNG):
Pa pỉnh tộp (cá gập nướng) là món ăn khá cầu kỳ, thường được dùng trong các bữa ăn khi gia đình có khách quý. Người ta chọn những con cá chép tươi, còn nguyên con để nướng. Sau khi sát qua chút muối cùng ớt bột khô để khử mùi tanh cho cá, người làm tẩm ướp gia vị là các loại rau thơm như quả mắc khén (một loại hạt tiêu rừng), gừng, tỏi, sả, hành, rau thơm rừng, ớt bột... băm nhỏ, trộn lẫn với nhau và sát đều lên mình, đồng thời nhồi vào trong bụng cá.
Người Thái sẽ gấp đôi mình con cá theo chiều ngang, kẹp vỉ hoặc que nướng bằng tre tươi để giữ và nướng đều trên bếp than hoa. Khi cá chín, những gia vị được tẩm ướp và kẹp trong bụng cá sẽ thấm dần, giúp món ăn tỏa mùi thơm hấp dẫn.
XÔI TÍM:
Xôi ngũ sắc là món ăn phổ biến trong các dịp lễ tết của đồng bào Tây Bắc, đặc biệt với người Thái tại Yên Bái. Tùy theo nhu cầu mà người chế biến có thể sử dụng nhiều hoặc ít màu đi. Bạn có thể thấy các màu phổ thông của món xôi ngũ sắc như: trắng, đen, tím, vàng. Sự tài tình của người dân tộc là biết sử dụng các nguyên liệu tự nhiên để nhuộm màu cho xôi.
Với màu trắng, người ta chỉ đơn giản dùng gạo nếp đồ lên. Màu xanh, đỏ được làm từ cây cơm xôi xanh, cơm xôi đỏ. Với loại màu đen hay tím, người nấu dùng lá cây gùn để ngâm gạo, tùy vào mức độ pha mà ra được màu sắc.
MĂNG ĐẮNG RỪNG:
Măng đắng là sản vật và là món ăn rất phổ biến của người Điện Biên. Với măng đắng, người ta có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như xào, luộc, nướng, hầm xương. Đơn giản nhất là món măng đắng chấm với chẩm chéo (thứ nước chấm độc đáo đặc trưng của người Thái) khiến nhiều người mê mẩn.
Với nhiều người lên Điện Biên lại thích món măng đắng nướng vì nó vẫn còn giữ được nguyên vị đắng, chát. Khác với các loại măng tươi khác khi chế biến cần phải ngâm muối để khử hết vị đắng, cái ngon ở măng đắng Điện Biên chính là vị đắng khó quên.

Thịt bò xào lá lốt cho bữa cơm ngày tết

Ngày nay do yêu cầu và áp lực công việc, rất nhiều chị em nội trợ không có nhiều thời gian để chăm lo bữa cơm gia đình, chính vì vậy những món ăn thơm ngon, hấp dẫn, đầy đủ dinh dưỡng nhưng không mất quá nhiều thời gian chế biến với những công đoạn thực hiện đơn giản luôn là sự lựa chọn hàng đầu của chị em phụ nữ. Nhằm góp phần làm phong phú thực đơn những món ăn có đặc tính nêu trên dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở Hà nội sẽ tư cấn cho các bạn cách làm thịt bò xào lá lốt
Nguyên liệu
Thịt bò: 300g
Lá lốt: 10 lá
Sả: 3 củ
Hành tây: 1/2 củ
Hành hoa: 2 nhánh
Hành khô: 2 củ
Rau mùi: 1 mớ
Tỏi: 2 củ
Gừng: 1 củ
Gia vị: Dầu ăn, bột nêm, mì chính, bột canh
Sơ chế thực phẩm
Thịt bò các bạn rửa sạch, thái miếng vừa ăn và để riêng ra bát.
Hành tây bóc vỏ, rửa sạch và lột vỏ, thái múi cau.
Lá lốt rửa sạch, thái nhỏ.
Sả bỏ bóc vớt vỏ và cọng già, rửa sạch, thái vát.
Hành hoa, rau mùi rửa sạch để ráo nước, rồi thái nhỏ.
Tỏi, hành khô, gừng bóc bỏ vỏ, băm nhỏ.
Tẩm ướp thịt bò cùng với các loại gia vị.
Cách làm:
Bước 1: Trước tiên thực hiện hướng dẫn làm thịt bò xào lá lốt, các bạn cần lưu ý trong việc tẩm ướp thịt bò. Cho thịt bò vào bát to, thêm gừng, hành, tỏi băm cùng bột nêm, bột canh trộn đều các nguyên liệu với nhau, để trong vòng 15-20 phút cho ngấm đều gia vị.
Bước 2: Kiểm tra khi thịt bò ngấm đều gia vị, các bạn cho dầu ăn vào chảo đun nóng sau đó cho thịt bò vào xào đều với lửa to cho tới khi thịt chín mềm các bạn trút thịt ra đĩa.
Bước 3: Tiếp tục thực hiện cách làm thịt bò xào lá lốt, các bạn sử dụng chảo xào thịt bò cho thêm dầu ăn đun nóng rồi cho hành tây vào xào chín tới. Sau đó, cho thịt bò xào chín vào đảo cùng chút muối để món thịt bò xào lá lốt có hương vị đậm đà.  Đảo đều tay để món thịt bò xào lá lốt chín đều
Bước 4: Cuối cùng, để hoàn thành món thịt bò xào lá lốt, các bạn cho vào chảo thịt bò, lá lốt, rau mùi, hành lá, mì chính đảo đều các nguyên liệu với nhau rồi xúc ra đĩa trang trí là thưởng thức món ăn tuyệt ngon này rồi nhé.
Chúc các ban thành công và ngon miệng !

Chia sẻ cách làm món mứt dừa vị Matcha cho ngày tết

Mứt dừa là thực phẩm không thể thiếu trong ngày tết, ngoài mứt dừa trắng truyền thống ra, hiện nay còn có rất nhiều sự sáng tạo khác nhau, tạo ra nhiều màu sắc, làm cho mứt dừa không những mang hương vị đặc trưng mà còn bắt mắt hơn như cách làm mứt dừa nhiều màu bằng sữa hoa quả,…
Mứt dừa bột trà xanh có hương vị vừa lạ vừa quen, tạo cảm giác mới lạ cho ngày tết. Làm cách nào để có một món mứt dừa trà xanh ngon, thì sau đây chúng tôi sẽ chia sẻ cho bạn các cách làm mứt dừa bột trà xanh cực ngon. Cùng vào bếp với dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội để cùng học cách làm món mứt này nhé.
Nguyên liệu:
- Cùi dừa non: 1kg
- Đường: 500gr
- Sữa tươi (hoặc sữa đặc): 1 túi 200gr
- Bột trà xanh: 2 thìa cà phê
Thực hiện:
Bước 1: Dùng dao chặt quả dừa làm 4, lấy 1 chiếc thìa (loại thìa cứng một chút) cạy lấy phần cùi non (vì là dừa non nên khó để nạo được những sợi dừa thật dài và mỏng như dừa bánh tẻ nên không cần phải tách cùi dừa còn nguyên hình dạng như với dừa bánh tẻ).
Bước 2: Gọt bỏ phần vỏ nâu bên ngoài, thái dừa thành miếng hoặc những sợi nhỏ dài cỡ cái đũa ăn cơm (nếu thái thành miếng thì thời gian sên mứt sẽ lâu hơn một chút).
Bước 3: Rửa dừa với nước để loại bỏ phần dầu dừa, rửa lặp đi lặp lại khoảng vài lần cho đến khi nước rửa dừa trong là được.
Bước 4: Đun sôi 1 nồi nước, cho dừa vào chần nhanh trong khoảng 1 phút. Sau đó chắt bỏ nước, đổ dừa ra rổ cho ráo nước.
Bước 5: Cho 1/3 lượng đường và sữa tươi vào chảo, đun nhỏ lửa cho sữa ấm lên, dùng đũa quấy đều để đường tan. Cho 1/3 số dừa vào chảo, đun ở mức lửa trung bình, thi thoảng đảo đều. (Ở đây mình sên mứt dừa vị sữa trước vì mình sẽ tận dụng phần đường thừa không bám hết vào mứt cho mẻ sau).
Bước 6: Khi nước đường cạn sền sệt thì hạ lửa về mức nhỏ nhất, đun liu riu và dùng đũa đảo liên tục để đường kết tinh bám trắng vào mứt. Vì mứt dừa non thái miếng khá dày cho nên nếu không sên cho mứt khô hẳn thì sau vài tiếng có thể mứt sẽ ra nước và ướt nhẹp.
Cho nên khi đường đã kết tinh bám trắng vào miếng mứt các bạn cứ vẫn tiếp tục đảo đều trên bếp như thế khoảng 10 -15 phút nữa. Khi cắn thử thấy bên trong miếng mứt có vẻ khô ráo và dẻo dai là được.
Bước 7: Khi mẻ mứt dừa vị sữa đã được, các bạn cho mứt ra khay để hong cho mứt nguội và khô hơn. Phần đường thừa trong chảo các bạn cho thêm một ít nước và ½ lượng đường còn lại vào, đun cho đường tan hoàn toàn thì cho tiếp ½ chỗ dừa còn lại vào.
Đun cho đường cạn sền sệt thì rắc bột matcha vào, dùng đũa đảo đều và hạ lửa liu riu. Tiếp tục làm tương tự như mứt dừa vị sữa.
Để mứt dừa non được khô hơn nữa thì sau khi sên, các bạn cho ra khay, đợi nguội rồi cho vào tủ lạnh 1-2 ngày.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!

Đổi món cho cả nhà với món chả cốm ngon tuyệt

Sự kết hợp giữa hạt cốm dẻo thơm với chả dai ngon được nhiều người ưa thích vì vị ngon và kết cấu hấp dẫn của nó. Cách làm Chả cốm thật ra không có gì phức tạp, đúng với chất dân dã mộc mạc làng quê của nó, tuy vậy bạn cũng cần chuẩn bị những nguyên liệu thật ngon. Vào bếp ngay để giúp gia đình đổi món với dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội nhé.
Nguyên liệu:
- 200 thịt ba chỉ xay
- 100 gr giò sống
- 100 gr cốm tươi ( khô)
- 1 quả trứng
- Dầu ăn, nước mắm, tiêu
- Lá chuối hoặc lá sen
Cách làm:
Bước 1: Cốm cho ra bán rồi đập trứng vào. u đó dùng đũa đánh tan cho trứng và cốm trộn đều với nhau, để trong 3 phút giúp cho cốm mềm và dẻo. Nếu cốm khô thì bạn để khoảng 5 phút nhé.
Bước 2: Cho giò sống, thịt xay vào 1 bát. Trộn đều cùng 1 thìa cà phê nước mắm và tiêu. Trộn cùng nước mắm sẽ làm chả thơm và ngon hơn khi trộn cùng hạt nêm hay gia vị khác.
Bước 3: Trộn cốm vào tô đựng giò sống và thịt xay. Bạn nhớ trộn đều để có được một hỗn hợp dẻo và đồng nhất.
Bước 4: Lá chuối rửa sạch, đặt vào nồi hấp. Cho hỗn hợp cốm giò lên mặt lá chuối và đem hấp khoảng 15 phút. Việc hấp chả cốm trước khi chiên sẽ  giúp cho chả giữ được vị ngọt và khi rán không bị ra nước.
Bước 5: hả hấp chín thì mang chiên trong chảo ngập dầu ăn. hiên đến khi miếng chả vàng giòn đều các mặt thì để ra giấy thấm dầu cho ráo dầu,  Sau đó bạn bày hả cốm ra đĩa và thưởng thức hương vị giòn tan, vô cùng lạ miệng. Chả cốm ăn nóng sẽ ngon hơn.có thể chấm kèm nước mắm hay tương ớt tùy vào sở thích. Chả cốm có thể ăn với cơm trắng, ăn với bún hay bánh mì đều rất ngon.
Chúc các bạn thành công món chả cốm này nhé!

Học cách làm món cánh gà chiên bơ tỏi ngon tuyệt

Những món chiên tỏi thường hấp dẫn bởi vị thơm ngào ngạt của loại gia vị thảo dược này. Cánh gà chiên tỏi sẽ càng làm bạn khoái khẩu hơn với vị ngon và kết cấu đặc trưng của gà. Với món cánh gà chiên tỏi bạn nên dùng cánh gà công nghiệp để nhiều thịt. Cùng với dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội để học cách làm món ăn này chiêu đãi gia đình nhé!
Nguyên liệu:
- Cánh gà công nghiệp
- Tỏi, ớt tươi, gừng
- Rượu trắng, muối hạt
- Gia vị: Nước mắm, mì chính, hạt tiêu, dầu ăn
Cách làm:
Bước 1: Gà khi mua về dùng rượu trắng, muối hạt, gừng giã để xát gà cho sạch và khử mùi hôi của gà. Gà sau khi rửa sạch, các bạn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp thêm 1 -2 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa mì chính, 1 thìa dầu ăn, 1 ít gừng, tất cả trộn đều vào nhau, ướp trong vòng 15 phút.
Bước 2: Ướp gà cùng gia vị khoảng 15 phút. Dùng rượu trắng, muối hạt, gừng giã để xát gà cho sạch và khử mùi hôi của gà. Gà sau khi rửa sạch, các bạn chặt miếng nhỏ vừa ăn, ướp thêm 1 -2 thìa nước mắm, 1/2 thìa hạt tiêu, 1/2 thìa mì chính, 1 thìa dầu ăn, 1 ít gừng, tất cả trộn đều vào nhau, ướp trong vòng 15 phút.
Bước 3: Dùng chảo lòng sâu cho lên bếp, đổ dầu ăn rồi đun cho đến khi dầu nóng già. Gắp từng miếng thịt gà cho vào chảo dầu rán, cho đến khi nào gà chín giòn và có màu vàng đều đẹp mắt. Sau đó gắp gà ra đĩa có lót giấy thấm dầu.
Bước 4: Vẫn dùng chảo dầu vừa rán gà, cho tỏi vào cùng với 1 thìa nước mắm phi đến khi tỏi vàng thơm. Sau đó cho gà đã rán vàng vào đảo, cho thêm gia vị vừa ăn vào, để lửa to, đảo nhanh tay, gần tắt bếp cho ớt vào.
Vậy là món cánh gà chiên tỏi của chúng ta đã hoàn thành chỉ sau có 4 bước đơn giản, cùng tụ tập mọi người để thưởng thức thôi.
Chúc bạn thành công và ngon miệng nhé!

Tổng hợp 5 cách sơ chế mùi hôi của thịt dê

Thịt dê là nguồn thực phẩm tươi ngon, bổ dưỡng và được bán ngày càng nhiều ở các nhà hàng, quán nhậu… Nhưng khi chế biến thịt dê tại nhà, nhiều người vẫn chưa biết cách khử mùi hôi. Mùi hôi của thịt dê xuất phát từ tuyến mùi của chú dê nằm ẩn trên đầu phía sau cặp sừng. Đó là mùi quyến rũ bạn tình và cũng là lời khiêu chiến đối với tình địch của loài dê. Sau đây dịch vụ nấu cỗ tại nhà ở hà nội chia sẻ 5 cách khử mùi hôi của thịt dê để bạn lựa chọn nhé!
Cách 1:
Sau khi thịt dê đã rửa sạch, thái thành miếng xong, cho vào nồi nước sôi sau đó cho thêm một lượng giấm. Thông thường nửa cân thịt thì dùng nửa lít nước và 25 gam giấm. Sau khi nước sôi trở lại thì lượng tiết đọng sẽ nổi lên dưới dạng bọt. Lúc này bạn vớt thịt ra. Mùi hôi trong thịt sẽ không còn nữa...
Cách 2:
Khi xào thịt dê cho thêm bột cari vào cũng khử được mùi hôi. Nếu nửa cân thịt dê bạn cho khoảng 1/3 đến 1/2 thìa bột cari là đủ.
Cách 3:
Khi chế biến thịt dê, cho thêm một củ cải đã được chọc thủng nhiều lỗ rồi đun cùng với thịt. Làm như vậy có thể khử được mùi hôi của thịt. Một kilôgam thịt ít nhất cũng phải cho một củ cải to.
Cách 4:
Hãy cho một lượng thích hợp rượu, hành, gừng hoặc hạnh nhân, táo đỏ, vỏ quít, đậu xanh vào rồi xào thì mùi hôi trong thịt cũng không còn nữa.
Cách 5:
Lấy một tí giấm, hoặc vắt hai trái chanh vào tô thịt dê, chế vô một ít dầu ăn, trộn đều và đem cất trong tủ lạnh trong vài giờ đồng hồ, mùi dê sẽ bớt đi.
Trên đây là tổng hợp 5 cách làm khử mùi hôi của thịt dê giúp các bạn có những bữa tiệc chuyên món dê thật ngon và tuyệt vời bên gia đình và bạn bè rồi.
Chúc bạn thành công nhé!

5 món ăn ấm bụng cho mùa đông se lạnh

Mùa đông se lạnh còn gì tuyệt vời hơn khi bạn cùng gia đình bạn bè người thân quây quần để nhâm nhi những  món ăn nóng hổi ấm bụng. Dịch vụ đặt cỗ tại nhà ở hà nội chia sẻ 5 món sau đây chắc chắn sẽ giúp bạn vừa ngon lại vừa ấm nóng thế này chắc chắn sẽ khiến bữa cơm mùa đông bớt lạnh lẽo.
1. MÓN LẨU
Bạn có thể chế biến hay thưởng thức món lẩu ở bất cứ nơi nào và trong bất cứ thời điểm nào. Nhưng, có một điều rõ ràng là nồi lẩu nghi ngút khói nóng thơm lừng trong ngày gió mùa lạnh căm càng trở nên hấp dẫn và ngon hơn bao giờ hết.
Hầu như loại lẩu nào ăn trong mùa đông đều ngon. Nếu bạn có tour du lịch Tây Bắc, hãy thưởng thức nồi lẩu cá hồi, lẩu gà đồi, lẩu thắng cố… mà hầu như nhà hàng, quán ăn nào cũng có. Nếu có tour du lịch tại Hà Nội, bạn hãy ghé Lẩu Kim Chi, số 38A Cao Bá Quát, Q. Ba Đình; Lẩu Miso, số 68 Lê Văn Hưu, Q. Hai Bà Trưng… để xua tan cơn gió lạnh mùa đông với những món lẩu nóng hổi hấp dẫn.
2. ĐẬU PHỤ CAY TỨ XUYÊN
 Chẳng món ăn nào có thể “đuổi” giá lạnh nhanh chóng bằng món đậu phụ Tứ Xuyên cay cay, mặn mặn lại nóng hổi vừa thổi vừa ăn. Món đậu phụ Tứ Xuyên chỉ đơn giản là đậu phụ, thêm chút thịt bằm nhỏ, tỏi và ớt cùng phụ gia, dưới bàn tay chế biến của người đầu bếp lại trở nên hấp dẫn vô cùng. Món ăn mùa đông này có thể ăn chơi hoặc kèm với cơm trắng rất ngon.
Nếu có tour du lịch mùa đông ở miền Bắc nước ta, bạn đừng bỏ qua món đậu phụ Tứ Xuyên cay nồng nơi đầu lưỡi và ăn đến đâu cảm nhận vị nóng đến đấy để sưởi ấm ngày đông giá nhé.
 3. BÁNH TRÔI TÀU
Thực hiện tour du lịch cùng bạn bè đến Hà Nội mùa đông này, sau khi lang thang phố xá, chẳng còn gì tuyệt vời bằng việc ghé vào một quán chè bên phố thưởng thức bát bánh trôi tàu nóng hổi. Giữa cái lạnh mùa đông, được cầm trong tay bát bánh trôi tàu nóng hồi, hít hà làn khói thơm thôi cũng đủ để bạn thấy mùa đông không lạnh rồi.
Cũng chỉ là bột nếp, đậu xanh, nước cốt dừa, gừng… nhưng món bánh trôi tàu trong mùa đông lại ngon chẳng khác nào sơn hào hải vị ở nhà hàng sang trọng. Hãy thưởng thức thật chậm, cắn miếng bánh trôi, húp chút nước đường thơm nồng mùi gừng tươi, để hơi nóng và hương vị ấm nồng của món ăn mùa đông này lan tỏa khắp cơ thể nhé.
4. THỊT NƯỚNG
 Thưởng thức thịt nướng thơm lừng và nóng bỏng trong tour du lịch mùa đông thì còn gì tuyệt bằng phải không bạn. Sau khi dạo chơi phố phường, tham quan các địa điểm trong tour du lịch của mình, khi đôi tay đã ngấm lạnh, hãy vào một quán thịt nướng, gọi vài xiên thịt và tự tay mình nướng trên bếp than hồng, bạn sẽ thấy món ăn mùa đông này ngon đến cỡ nào.
5. NGÔ KHOAI NƯỚNG
Nghe có vẻ đơn giản, nhưng món ngô khoai nướng lại trở thành thức ăn vặt cực kỳ “hot” trong những ngày mùa đông giá rét. Vào mùa đông, đi đến đâu hầu như bạn cũng thấy mùi thơm của ngô khoai nướng bay khắp phố khiến bạn phải tìm đến nơi để được mua vài củ và vừa bóc vừa thổi.
Món ngô khoai nướng không chỉ giúp xua tan giá lạnh mà còn khiến bạn như được trở về tuổi thơ êm đềm đầy kỷ niệm.
Những món ăn mùa đông nóng hổi này thật hấp dẫn phải không bạn. Nếu thực hiện tour du lịch đến những vùng có mùa đông lạnh, đừng quên thưởng thức những thức quà này nhé. Nếu bạn là người “xứ lạnh” và không muốn ra hàng quán cũng có thể tự tay mình chế biến cho cả nhà thưởng thức đấy vì những món này rất đơn giản và phổ biến. Nào, hãy “hô biến” mùa đông trở nên ấm áp và thân thương hơn nhờ những món ăn ngon thôi!

Làm món mực xào gừng nóng hổi cho ngày đông lạnh

Món mực xào gừng chế biến thật đơn giản, nhanh chóng lại nóng sốt nên thích hợp ăn trong những ngày lạnh. Chỉ cần 10 phút chuẩn bị và thực hiện là bạn đã có ngay món ăn thơm ngon nóng hổi. Cùng dịch vụ nấu cỗ tại ở nhà hà nội vào bếp để học ngay cách làm món ăn ngon này nhé!
Nguyên liệu:
- 500g mực tươi
- 10g ớt xanh
- Gừng, ớt chín, hành tây ( vị cay tùy khẩu vị của mỗi người)
- Rượu nấu, xì dầu, dầu Neptune Gold
- Muối, đường
Cách làm:
Bước 1: Gừng cạo vỏ, thái lát mỏng rồi bằm nhuyễn. Hành lá cắt bỏ rễ rồi cắt khúc. Ớt xanh thái lát xéo. Mực làm sạch, khía vảy rồng rồi cắt thành từng miếng chữ nhật cỡ 3cmx4cm.
Bước 2: Chuẩn bị một bát nhỏ, cho rượu, muối, đường, xì dầu vào khuấy đều cho đến khi đường và muối tan hoàn toàn. Sau đó thêm ít nước vào, khuấy đều rồi để riêng sang một bên.
Bước 3: Đun sôi nồi nước, trút mực vào luộc sơ cho đến khi mực săn lại, các khía mực cũng nở ra thì vớt mực ra đĩa.
Bước 4: Làm nóng chảo với chút dầu ăn Neptune Gold để láng mặt. Cho đầu hành trắng và ớt vào xào thơm khoảng 30 giây. Trút mực vào xào nhanh tay trên lửa vừa. Rưới hỗn hợp gia vị đã trộn ở bước 2 vào tiếp tục đảo đều. Tiếp tục xào trong 2-3 phút cho đến khi nước sốt hơi cạn thì tắt.
Món mực xào gừng chế biến thật đơn giản, nhanh chóng lại nóng sốt nên thích hợp ăn trong những ngày lạnh. Chỉ cần ăn một hai miếng thôi là bạn đã thấy người ấm sực. Với những tín đồ ăn cay, mỗi miếng mực lại ăn kèm với 1 lát gừng và 1 khoanh ớt mỏng thì đảm bảo là đã miệng vô cùng.
Chúc các bạn thành công và ngon miệng!
 
Dịch vụ nấu cỗ tại nhà | Đặt cỗ tại nhà ở hà nội | Nấu cỗ tại nhà ở hà nội| nấu cỗ cưới ở hà nội \\\ TIỆC HƯNG THỊNH | Đặt tiệc tại nhà Call Hotline: 0911 21 2468

Copyright© Nhà hàng Hưng Thịnh - Hotline: 0911 21 2468 - Email: tiechungthinh@gmail.com | ADD: Mễ Trì Thượng, Nam Từ Liêm, Hà Nội
 Gọi đặt cỗ: 0911 21 2468